NATO tập tận lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, huy động 90.000 quân
Khoảng 90.000 quân nhân sẽ tham gia cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ sau Chiến tranh Lạnh, nhằm chứng tỏ rằng liên minh này có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của mình.
Các phương tiện quân sự Ba Lan được vận chuyển trong cuộc tập trận của NATO tại Suwalki Gap, dải đất có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh sườn phía đông của liên minh, vào tháng 11/2022. Ảnh: Reuters
NATO đang phát động cuộc tập trận lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, nhằm chuẩn bị cho tình huống quân đội Mỹ tăng cường cho các đồng minh châu Âu ở các quốc gia giáp Nga và ở sườn phía Đông của liên minh nếu xung đột bùng phát với một kẻ địch “gần ngang hàng” quân sự.
Theo hãng tin AP, tuần tới NATO sẽ khởi động chuỗi tập trận quân sự lớn nhất trong nhiều thập kỷ với khoảng 90.000 quân nhân sẽ tham gia các cuộc tập trận kéo dài nhiều tháng nhằm chứng tỏ rằng liên minh này có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của mình sát cho đến biên giới với Nga.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang rơi vào bế tắc. NATO với tư cách là một tổ chức không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, ngoại trừ việc cung cấp cho Kiev các hỗ trợ không gây sát thương, nhưng nhiều quốc gia thành viên đã gửi vũ khí và đạn dược theo tư cách độc lập, hoặc theo nhóm và cung cấp huấn luyện quân sự.
Hãng tin Reuters dẫn lời Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO, Tướng Mỹ Christopher Cavoli, phát biểu với các phóng viên ngày 18/1 cho hay, khoảng 90.000 binh sĩ sẽ tham gia cuộc tập trận Steadfast Defender 2024 (Người bảo vệ kiên định), kéo dài từ tuần tới đến tháng 5.
“Liên minh sẽ chứng minh khả năng củng cố khu vực Euro-Atlantic thông qua việc di chuyển lực lượng xuyên Đại Tây Dương từ Bắc Mỹ”, Tướng Cavoli nói.
Video đang HOT
Trong những tháng trước khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội Nga tiến vào Ukraine tháng 2/2022, NATO đã bắt đầu tăng cường an ninh ở sườn phía đông với Nga và Ukraine. Nhưng đây mới là cuộc huy động lớn nhất của liên minh kể từ Chiến tranh Lạnh.
Theo kế hoạch, hơn 50 tàu chiến, gồm từ tàu sân bay đến tàu khu trục sẽ tham gia tập trận cùng với trên 80 máy bay chiến đấu, các máy bay trực thăng, máy bay không người lái, và ít nhất 1.100 phương tiện chiến đấu bao gồm 133 xe tăng và 533 xe chiến đấu bộ binh.
Ông Cavoli cho biết cuộc tập trận này sẽ diễn tập việc NATO thực hiện các kế hoạch khu vực của mình, cũng là kế hoạch phòng thủ đầu tiên mà liên minh này đã vạch ra trong nhiều thập kỷ, nêu chi tiết cách NATO sẽ phản ứng trước một cuộc tấn công từ phía Đông.
NATO không đề cập đích danh Nga trong thông báo của mình, nhưng tài liệu chiến lược hàng đầu của liên minh này xác định Nga là mối đe dọa trực tiếp và quan trọng nhất đối với an ninh của các thành viên NATO.
Đại diện NATO cho biết: “Steadfast Defender 2024 sẽ thể hiện khả năng của NATO trong việc nhanh chóng triển khai lực lượng từ Bắc Mỹ và các khu vực khác của liên minh để củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu”.
Việc tăng cường lực lượng sẽ diễn ra trong một “kịch bản xung đột mô phỏng đang xuất hiện một đối thủ gần ngang hàng” – Tướng Cavoli nói với các phóng viên ở Brussels sau cuộc họp kéo dài hai ngày với các lãnh đạo quốc phòng của khối.
Theo NATO, cuộc tập trận gần đây nhất của liên minh có quy mô tương tự là Reforger – diễn ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1988 với 125.000 người tham gia – và gần hơn là Trident Juncture vào năm 2018 với 50.000 quân nhân tham gia.
Các binh sĩ tham gia “Steadfast Defender 2024″ sẽ đến từ các nước NATO và Thụy Điển, quốc gia đang hy vọng sẽ sớm gia nhập liên minh.
Các đồng minh NATO đã ký kết các kế hoạch khu vực tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius năm 2023, chấm dứt một kỷ nguyên dài trong đó NATO thấy không cần thiết phải có các kế hoạch phòng thủ quy mô lớn khi các nước phương Tây tiến hành các cuộc chiến nhỏ hơn ở Afghanistan, Iraq và từng cảm thấy nước Nga thời hậu Xô Viết không là mối đe doạ hiện hữu.
Trong phần thứ hai của cuộc tập trận Steadfast Defender 2024, trọng tâm đặc biệt sẽ là việc triển khai lực lượng phản ứng nhanh của NATO tới Ba Lan, quốc gia ở sườn phía Đông của liên minh.
Các địa điểm chính khác của cuộc tập trận sẽ là các quốc gia vùng Baltic được coi là có nguy cơ cao nhất trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga; bên cạnh đó là Đức – trung tâm tiếp viện – và các quốc gia ở rìa liên minh như Na Uy và Romania.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc nhận định về kế hoạch tập trận quân sự của NATO gần Nga
Toàn bộ 31 thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Thuỵ Điển đang chuẩn bị tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh vào đầu năm 2024.
Xe quân sự và xe tăng của Ba Lan, Italy, Canada và Mỹ lăn bánh trong cuộc tập trận quân sự của NATO mang tên Namejs 2021 tại bãi huấn luyện ở Kadaga, Latvia, hôm 13/9/2021. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik (Nga), hôm 11/9, các phương tiện truyền thông Anh đưa tin NATO có kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn trên khắp nước Đức, Ba Lan và các nước vùng Baltic từ tháng 2 đến tháng 3/2024. Theo các nguồn tin thân cận với kế hoạch này, cuộc tập trận mang tên Steadfast Defender 24, dự kiến có sự tham gia của 41.000 binh sĩ, 50 tàu chiến và thực hiện khoảng 500 -700 nhiệm vụ không chiến.
Steadfast Defender được thiết kế để mô phỏng các hoạt động diễn tập tiềm năng chống lại kẻ thù giả định mang tên Occasus. Đây là cuộc tập trận đầu tiên của NATO về mặt năng lực kỹ thuật, sử dụng dữ liệu địa lý trong thế giới thực để tạo ra các kịch bản thực tế hơn cho quân đội. Đây là cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại này kể từ năm 2021. Trước đó, NATO hầu như đều tránh các cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng lân cận Nga trong bối cảnh lo ngại về phản ứng có thể xảy ra của Moskva.
Ông Michael Maloof, cựu chuyên gia phân tích chính sách an ninh cấp cao tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho rằng cuộc tập trận này "được thiết kế để đặt Nga và các đồng minh vào tình thế bất lợi nhất".
Vị chuyên gia này chỉ ra rằng cuộc tập trận dự kiến sẽ tập trung chủ yếu vào sức mạnh không quân, điều mà Ukraine đã hoàn toàn thiếu trong suốt cuộc phản công kéo dài 3 tháng trong mùa hè này. Ông nhấn mạnh các cuộc tập trận dường như nhằm mục đích "chuyển đổi từ chiến lược phản ứng với khủng hoảng sang một liên minh sẵn sàng chiến đấu", giả sử có cuộc chiến tranh nhằm vào NATO. Động thái trên có liên quan đến tình hình xung đột ở Ukraine hiện nay.
Theo ông Maloof, các cuộc tập trận này nhằm mục đích "thể hiện sự phối hợp trong bối cảnh thời chiến". NATO có thể sẽ sử dụng kinh nghiệm lĩnh hội được từ việc quan sát cuộc xung đột ở Ukraine để phối hợp thực hiện khả năng chiến đấu trên không, trên biển, trên bộ cũng như chiến tranh không gian và mạng.
Ông Maloof lưu ý thực tế, phần lớn kho dự trữ trang thiết bị của NATO đã cạn kiệt vì Ukraine. Ông cho biết châu Âu và Mỹ sắp cạn kiệt vũ khí và đạn dược, sau khi gửi gần 100 tỷ USD viện trợ vũ khí cho Kiev trong 18 tháng qua. Hơn nữa, ông không tin rằng NATO "đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu và một cuộc chiến trực diện thực sự" với Nga. Cựu quan chức này cũng cảnh bảo bất kỳ cuộc xung đột nào chắc chắn sẽ dẫn đến "tổn thất to lớn".
"Nga chắc chắn sẽ sử dụng vũ khí siêu âm, và tên lửa siêu âm của họ sẽ chỉ mất vài phút để đến các thành phố châu Âu với rất ít thời gian cảnh báo", ông nhấn mạnh.
Mặt khác, nếu Nga bị khối phương Tây tấn công trực tiếp trên thực địa, ông Maloof dự đoán rằng vũ khí hạt nhân sẽ được kích hoạt nhanh chóng, dựa trên những cảnh báo được nêu trong Học thuyết hạt nhân của Nga về phản ứng tiềm tàng của Moskva đối với các cuộc tấn công thông thường đe dọa sự tồn vong của đất nước.
Cựu quan chức của Lầu Năm Góc nhấn mạnh ngay cả trong cuộc chiến ở Ukraine, khi các nước phương Tây không đổ máu, cuộc xung đột này đã trở thành một "thảm họa" thực sự đối với các đồng minh của Washington, khiến nền kinh tế của các quốc gia này tụt dốc, giảm mức sống ít nhất một thập kỷ.
"Kho vũ khí của châu Âu không còn nhiều. Các ngành công nghiệp đang tụt dốc. Và ngay cả khi họ muốn khởi động lại ngành công nghiệp, họ cũng phải chuyển sang sản xuất thời chiến. Trong khi Nga có đủ dầu và khí đốt, phương Tây lại không đảm bảo được điều đó. Mùa đông này sẽ là một điểm đáng chú ý đối với châu Âu về những gì họ có thể đạt được, trái ngược với những giấc mơ viển vông và các cuộc tập trận quân sự mà họ tiến hành", ông Maloof bình luận.
Thụy Điển thắt chặt kiểm soát lòng Biển Baltic bằng 2 tàu ngầm mới Các tàu ngầm mới đầu tiên của Thụy Điển trong nhiều thập kỷ sẽ có vũ khí tiên tiến, động cơ đẩy tàng hình và thân tàu tránh sóng siêu âm để chống lại Nga dưới biển Baltic. Cuộc hạ thuỷ tàu ngầm mới của Thụy Điển sẽ nhấn mạnh sự đổi mới dưới lòng biển ở Bắc Âu. Ảnh: AFP/Getty Images Thiết...