NATO tăng sức ép lên Nga?
Trụ sở đầu tiên của NATO đặt tại Baltic nhằm tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia Baltic, nhằm răn đe tập thể với Nga.
Ngày 8/3, các Bộ trưởng Quốc phòng Latvia, Estonia và Đan Mạch đã gặp nhau tại căn cứ quân sự Adazi ở ngoại ô thủ đô Riga của Latvia để khai trương trụ sở của Đơn vị đa phương phía Bắc của Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Căn cứ quân sự Adazi ở ngoại ô thủ đô Riga, Latvia. Ảnh: AP
Trụ sở này đặt ra các nhiệm vụ chính gồm: lên kế hoạch phòng thủ, huấn luyện quân sự, soạn kế hoạch và điều phối các dự án chung. Bên cạnh đó là thúc đẩy sự tương thích giữa các lực lượng từ các nước tham gia và khả năng tương tác giữa các lực lượng trong các sáng kiến quốc phòng chung.
Bộ Quốc phòng Latvia nhận định, việc đặt trụ sở NATO đầu tiên ở Baltic tại Latvia cho thấy tầm quan trọng của quốc gia này. Điều này nhằm tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia Baltic, góp phần vào các nỗ lực phòng thủ và răn đe tập thể của NATO thông qua bộ phận chỉ huy đặt tại vùng Baltic.
Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks cho biết, mục đích chính của việc đặt trụ sở NATO ở Latvia là nhằm tăng cường an ninh tập thể cho các nước Baltic và tất cả các nước thành viên NATO nói chung.
Các sĩ quan từ các nước nòng cốt gồm Đan Mạch, Latvia và Estonia sẽ tới làm việc tại trụ sở mới này.
Đây là một minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của khu vực Baltic trong chiến lược tương lai gần của NATO nhằm đối phó với mối đe dọa đến từ Nga.
Video đang HOT
Các nước Baltic lo mối lo ảo đến từ Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, tổ chức này đang chuẩn bị phương án ứng phó “được phối hợp kỹ càng” với việc Nga triển khai tên lửa di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân gần biên giới của liên minh.
NATO đang nỗ lực khoa trương lực lượng nhằm chống lại mối đe dọa “ảo”.
Ngay cả nhiều quan chức các nước thành viên NATO cũng không thừa nhận mối nguy hiểm với Baltic tới từ Nga.
Chuyên gia Alexander Noy, thành viên Ủy ban Quốc phòng của nghị viện Đức cho rằng, không hề có số liệu nào chứng tỏ mối đe dọa từ phía Nga nhắm vào NATO, cụ thể là các nước vùng Baltic.
“Mối đe dọa từ Nga thường xuyên xuất hiện trong các tuyên bố của chính giới phương Tây, mà nhiều nhất là chính khách các quốc gia Baltic và Ba Lan” – ông Alexander Noy cho biết.
Vị này cho biết, vài tháng trước ông đã thực hiện cuộc khảo sát lớn trong Chính phủ với câu hỏi: Liệu Nga có đe dọa các nước NATO hay không? Theo lời ông, những câu trả lời ông nhận được là không có số liệu nào thể hiện sự tồn tại mối đe dọa từ phía Nga.
Hải Lâm
Theo Datviet
Mỹ cố ép Moscow rút lực lượng khỏi Kaliningrad
Hoa Kỳ tin rằng, họ sẽ hỗ trợ Ukraine, các nước vùng Baltic và Ba Lan trong việc phát triển chương trình tên lửa vời hy vọng ép Nga rút khỏi Kaliningrad.
Chuyên gia quân sự Nga, nhà phân tích tại tạp chí "Kho vũ khí dân tộc" Alexei Leonkov đã đưa ra nhận xét về sự hỗ trợ có thể của Hoa Kỳ trong việc phát triển chương trình tên lửa của Ukraine, các nước Baltic và Ba Lan.
Kaliningrad nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Như đã biết, tờ báo The Washington Post đã nói rằng, Hoa Kỳ có thể hỗ trợ phát triển chương trình tên lửa ở Ukraine, Ba Lan và các nước Baltic. Dự án quân sự chung này sẽ đóng vai trò gây áp lực của Washington đối với Moscow sau thất bại của Hiệp ước INF và sẽ buộc Nga phải đối thoại. Tờ báo The Washington Post tin rằng, "đe dọa bằng tên lửa" của Washington có thể góp phần vào việc rút các lực lượng Nga khỏi Kaliningrad.
Ông Alexey Leonkov nói rằng, đây là một ý nghĩ điên rồ, vô lý. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik Litva chuyên gia này cho rằng, sự hợp tác quân sự giữa Ukraine, các nước vùng Baltic, Ba Lan và Hoa Kỳ trong lĩnh vực sản xuất tên lửa có vẻ vô lý.
Theo nhà phân tích, họ thực sự không biết đến hệ thống phòng thủ tên lửa là gì bởi vì họ chưa bao giờ tạo ra các hệ thống phòng thủ nghiêm trọng. Ở Ukraine chỉ có một doanh nghiệp hùng mạnh - Yuzhmash.
Công ty này hoạt động bất ổn từ khi Ukraine rơi vào khủng hoảng. Thậm chí có thông tin cho rằng, họ đã phải bán dần công nghê chế tạo tên lửa, cụ thể là bán động cơ tên lửa cho Triều Tiên.
Theo chuyên gia này, "liên minh tên lửa" của các quốc gia xuất hiên vào đầu những năm 90 và bây giờ nó trông giống như một câu chuyện cổ tích. Các nhà báo của Hoa Kỳ chỉ đơn giản là mơ tưởng. Chuyên gia này bày tỏ niềm tin chắc chắn rằng, sự đe dọa của Washington sẽ không buộc Nga rút bất kỳ đơn vị nào khỏi Kaliningrad. Kế hoạch của họ sẽ thất bại.
Kết thúc cuộc phỏng vấn, ông Leonkov bày tỏ hy vọng rằng, vẫn còn những người đứng đầu tỉnh táo Hoa Kỳ, người hiểu rằng việc triển khai tên lửa ở Ukraine là một thách thức trực tiếp đối với Nga và là con đường dẫn đến chiến tranh toàn cầu.
Người Mỹ cần tính đến hai sự thật quan trọng. Thứ nhất, Ukraine là một quốc gia bất ổn. Vì vậy hệ thống tên lửa có thể dễ dàng được kích hoạt. Thứ hai, Moscow sẽ thực hiện tất cả các biện pháp bảo vệ, bao gồm cả biện pháp phòng ngừa đến các biện pháp vũ trang.
Nên nhớ rằng, vùng Kaliningrad của Nga được xem như một điểm nóng chiến lược. Kẹp giữa Lithuania và Ba Lan, đây là một trong những hải cảng lớn của Nga dẫn ra biển Baltic.
Nhờ vị trí địa lý của Kaliningrad, các tên lửa và tàu chiến Nga đóng tại đây có khả năng phong tỏa đáng kể khu vực hoạt động của Mỹ và các lực lượng châu Âu. Các đơn vị của Nga đóng tại Kaliningrad có khả năng tấn công phủ đầu rất mạnh nhằm vào quân đội Ba Lan và các nước Baltic, cũng như bất kỳ đối tác nào của NATO trong khu vực.
Mối đe dọa lớn nhất mà Nga đang đặt tại Kaliningrad là tên lửa đạn đạo Iskander-M. Các nước NATO, bao gồm các quốc gia Baltic và Ba Lan, hiện có rất ít khả năng để đối phó với lực lượng Nga tại đây.
Ngoài ra, còn có các lực lượng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, lực lượng tàu mặt nước và hệ thông tên lửa gần bờ đều rất mạnh. Lực lượng Không quân Hải quân Nga cũng hiện diện đáng kể tại Kaliningrad, góp phần nâng cao năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) tại đây.
Nguyễn Đông
Theo Datviet
Nga: Ukraine có thể lên kế hoạch khiêu khích ở eo biển Kerch Theo TASS, Đại sứ quán Nga tại London cảnh báo Anh chớ tham gia vào hành động khiêu khích mà Kiev đang lên kế hoạch thực hiện ở Eo biển Kerch. Tàu thuyền đi qua eo biển Kerch ngày 26/11/2018. (Ảnh: THX/TTXVN) Theo TASS, ngày 25/2, Đại sứ quán Nga tại London cảnh báo Anh chớ tham gia vào hành động khiêu khích...