NATO tăng quân đến Romania, củng cố sườn đông với Nga
NATO muốn mở rộng hiện diện ở biển Đen đối phó với Nga. Tuy nhiên Nga cáo buộc NATO muốn bao vây mình và đe dọa sự ổn định Đông Âu.
NATO ngày 9-10 bắt đầu triển khai thêm quân đến Romania, củng cố sườn đông để đối phó Nga trong bối cảnh Nga tăng hiện diện ở biển Đen.
“Mục đích của chúng tôi là hòa bình, không phải chiến tranh. Chúng tôi không phải là đe dọa với Nga. Tuy nhiên nhưng về dài hạn chúng tôi cần một chiến lược đồng minh, chúng tôi cần có vị thế mạnh hơn về phòng vệ và chiến đấu trong đối thoại với Nga” – Tổng thống Romania Klaus Iohannis phát biểu tại kỳ họp Quốc hội NATO ở Bucharest (Romania) ngày 9-10.
Lực lượng này từ 10 nước NATO, trong đó có Ý, Canada, Đức, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Ba Lan, nhưng phần lớn sẽ là quân Romania. Con số chính xác lực lượng tăng thêm này chưa được công bố, tuy nhiên sức chứa của một căn cứ quân sự gần TP Craiova ở nam Romania – nơi đóng quân của lực lượng này – có thể chứa một lực lượng quân đa quốc gia NATO tương đương 3 tiểu đoàn, hoặc khoảng từ 3.000 đến 4.000 quân. Số quân này sẽ cộng vào khoảng 900 quân Mỹ đã được triển khai đến Romania trước đó.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại kỳ họp quốc hội NATO lần thứ 63 ở Bucharest (Romiania) ngày 9-10. Ảnh: REUTERS
Tới đây NATO cũng sẽ tăng cường triển khai tàu chiến ghé thăm các cảng Romania cũng như Bulgaria, thực hiện huấn luyện và tập trận, ngoài lực lượng tuần tra hàng hải NATO đã có trước đó ở biển Đen.
Anh cũng có kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu đến Romania. Canada thì đã và đang tham gia tuần tra không phận Romania. Ý tham gia tuần tra không phận Bulgaria.
“Điều này phát đi tín hiệu về quyết tâm của NATO” – theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại kỳ họp Quốc hội NATO. Ông Stoltenberg sẽ thăm số binh sĩ triển khai mới này trong ngày 9-10.
Ông Stoltenberg cho biết NATO còn có 40.000 quân thuộc lực lượng phản ứng nhanh một khi có xung đột, tuy nhiên khẳng định NATO không muốn cô lập Nga, vì Nga là hàng xóm của NATO: “Chúng tôi không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh nữa”.
Video đang HOT
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại kỳ họp quốc hội NATO lần thứ 63 ở Bucharest (Romiania) ngày 9-10. Ảnh: REUTERS
Romania cũng như một số nước NATO ở phía đông còn muốn được NATO cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa.
“Hệ thống Aegis Ashore sẽ tăng thêm sức mạnh ngăn chặn” – theo nhà phân tích Maciej Kowalski tại tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh Ba Lan Casimir Pulaski Foundation, Aegis Ashore là một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Theo NATO, hệ thống Aegis Ashore có thể đánh chặn bất kỳ tên lửa nào của Iran.
NATO triển khai thêm quân đến Romania trong lúc Nga vừa kết thúc đợt tập trận lớn nhất của mình ở khu vực từ năm 2013 đến nay. Cuộc tập trận Zapad diễn ra giữa Nga với Belarus gồm hàng ngàn binh sĩ, xe tăng, máy bay. Địa điểm tập trận là ở Belarus, sườn đông của NATO. Đây là một đợt phô diễn các loại vũ khí mới nhất của Nga cũng như khả năng của Nga trong việc huy động số lượng lớn binh sĩ đến biên giới với NATO.
Binh sĩ và xe tăng NATO. Ảnh: GETTY IMAGES
NATO muốn mở rộng hiện diện đồng minh ở vùng biển Đen vốn giàu dầu khí để đối phó với kế hoạch tạo một “vùng đệm” của Nga ở khu vực này. Tuy nhiên Nga cáo buộc NATO muốn bao vây mình và đe dọa sự ổn định Đông Âu. Quanh khu vực biển Đen, thành viên NATO ngoài Romania còn có Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Grudia và Ukraine cũng đang mong muốn gia nhập NATO.
Romania đã có hơn 1 năm vận động để NATO tăng hiện diện hàng hải ở biển Đen. Trong khi Bulgaria lo điều này sẽ khiêu khích Nga. Thổ Nhĩ Kỳ thì chỉ ủng hộ NATO đưa quân hạn chế đến Romania. Việc NATO tăng hiện diện đến Romania chứng tỏ sự thành công ngoại giao của Romania trước NATO. Romania là 1 trong số ít các nước đặt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm nay, một ưu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Thiên Ân
Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Binh sĩ NATO ngã nhào trong tập trận đề phòng Nga
Hôm 20/3, Mỹ và Romania đã huy động máy bay, chiến hạm, tàu đổ bộ trong cuộc tập trận quy mô tại Capu Midia của Romania.
Theo nguồn tin quân sự Mỹ, đây là một phần của cuộc tập trận mang tên Spring Storm 17 của NATO. Để thực hiện cuộc tập trận này, Mỹ và Romania đã huy động khoảng 1.200 binh sĩ, tàu đệm khí, chiến đấu cơ... Địa điểm cách Bucharest khoảng 250km về phía Đông.
Cuộc tập trận này sẽ kéo dài trong 1 tuần. Trong thời gian này, binh sĩ thuộc quân chủng không quân, lục quân và hải quân hai bên sẽ tham gia vào các bài diễn tập phòng thủ nhằm tăng cường khả năng phối hợp trong các nhiệm vụ chung được triển khai tại khu vực ven biển.
Binh sĩ NATO trong tập trận.
Theo một vị tướng cấp cao chỉ huy cuộc tập trận Spring Storm 17, mục đích thực hiện cuộc tập trận này không gì khác là tăng cường sự phản ứng nhanh cho binh sĩ trong mọi tình huống, nhất là việc đối phó với cuộc tấn công bất chợt từ phía Nga.
Mục đích và địa điểm của tập trận Spring Storm 17 đã được công khai, tuy nhiên quy mô cùng vũ khí được huy động vào cuộc tập trận này khá khiêm tốn so với những gì Nga phô diễn ngay trước đó trong cuộc tập trận bên bờ bán đảo Crimea.
Theo Sputnik, ngày 20/3, lần đầu tiên, lực lượng Không quân và Hải quân Nga bắn đạn thật phối hợp trong cuộc tập trận chung quy mô lớn tại Crimea.
Đô đốc Serdyukov cho hay, cuộc tập trận bắn đạn thật này có sự tham gia của hơn 2.500 binh sĩ không quân và 600 thiết bị tiên tiến. Ngoài ra, 3 sư đoàn được báo động đồng loạt và một phần được triển khai tới Crimea cùng với vũ khí và trang thiết bị khác.
Dù nói về cuộc tập trận nhưng Đô đốc Serdyukov đã không nói đến loại tên lửa nào được Nga phóng trong cuộc tập trận lần này. Tuy nhiên, theo nhận định của Washington Times, tên lửa được dùng là thuộc hệ thống phòng không S-400.
Tàu đệm khí cùng xe AAV7 trong cuộc tập trận tại Romania.
Theo lý giải của tờ báo này, sau khi được triển khai đến bán đảo Crimea, vũ khí chủ lực của hải quân là hệ thống Bastion đã được khai hỏa trước đó không lâu và đã đến lúc lực lượng phòng thủ Nga thị uy bằng vũ khí chiến lược S-400 tại bán đảo này.
Theo Trung tá Evgeny Oleynikov, Phó chỉ huy Trung đoàn tên lửa 18 thuộc Sư đoàn tên lửa phòng không 31, vị trí đóng quân mới của trung đoàn sẽ là thành phố Feodosiya, nằm ở phía đông nam bán đảo Crimea, cách không xa eo biển Kerch về phía Tây.
Vị trí triển khai này cho phép các tổ hợp S-400 có thể bao quát được tới 2/3 diện tích Biển Đen, khống chế toàn bộ dải bờ biển phía Bắc của quốc gia NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, một phần hải phận của quốc gia NATO khác là Romania hay trọn vẹn lối vào hải phận của các đối thủ Gruzia và Ukraine.
Cùng với việc khống chế không phận Biển Đen, Nga cũng từng nhiều lần tuyên bố chỉ với hệ thống phòng thủ bờ Bastion tại Crimea, Hải quân Nga có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ eo biển Bosphorus.
Và như vậy, vũ khí Nga gần như khống chế toàn bộ Biển Đen - khu vực luôn làm nóng quan hệ giữa Moskva và phương Tây, đặc biệt từ khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Mỹ chi 5 triệu USD lắp radar sát sườn Nga Mỹ đang lên kế hoạch chi 5 triệu USD để xây dựng hệ thống radar tại biên giới giữa Estonia và Nga nhằm tăng cường năng lực giám sát ở khu vực này. Mỹ tính chi 5 triệu USD để xây dựng hệ thống radar gần biên giới Nga (Ảnh: Reuters) RT dẫn thông báo của Bộ Nội vụ Estonia cho biết Mỹ...