NATO tăng cường an ninh cho hội nghị thượng đỉnh tại Litva
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đang triển khai các biện pháp nhằm tăng cường an ninh cho hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này, dự kiến diễn ra trong hai ngày 11 – 12/7 tới tại Litva.
Trụ sở của Liên minh NATO ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay 16 quốc gia thành viên NATO đã gửi tổng cộng khoảng 1.000 binh sĩ đến Litva để đảm bảo an ninh cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị. Nhiều nước cũng cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến mà các quốc gia Baltic còn thiếu. Đức đã triển khai 12 bệ phóng tên lửa Patriot dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình hoặc máy bay chiến đấu. Tây Ban Nha gửi hệ thống phòng không NASAMS, Pháp gửi pháo tự hành Caesar trong khi Anh và Pháp sẽ cung cấp khả năng chống máy bay không người lái. Đức và Ba Lan cùng nhiều nước khác cũng cung cấp sự hỗ trợ đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh NATO, trong đó có tính đến khả năng ứng phó với các cuộc tấn công hóa học, sinh học và hạt nhân nếu có.
Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cho rằng nỗ lực của các đồng minh nhằm bảo đảm an ninh phòng không cho Hội nghị thượng đỉnh NATO có nghĩa là liên minh quân sự cần nhanh chóng thiết lập lực lượng phòng không thường trực ở các nước Baltic. Theo ông, Litva sẽ làm việc với các đồng minh để thành lập một lực lượng luân phiên cho nhiệm vụ phòng không lâu dài sau khi sự kiện này kết thúc.
Video đang HOT
Các nước Baltic gồm Litva, Estonia và Latvia đều là thành viên của NATO và Liên minh châu Âu (EU). Theo cam kết, kể từ năm 2024, mỗi nước này sẽ chi hơn 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.
Tuy nhiên, đối với khu vực gồm khoảng 6 triệu dân này, như vậy là chưa đủ để duy trì các lực lượng quân đội lớn, đầu tư máy bay chiến đấu của riêng mình hoặc các hệ thống phòng không tiên tiến.
Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ bàn kế hoạch ba điểm cho Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc họp báo ngày 7/7 rằng NATO sẽ phải đàm phán về một kế hoạch ba điểm trong hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius (Litva), nhằm đưa Ukraine tiến gần hơn tới việc gia nhập liên minh này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn Nga TASS, ông Stoltenberg nói: "Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo trong liên minh sẽ đồng ý một gói gồm ba yếu tố nhằm đưa Ukraine xích lại gần NATO hơn. Gói này sẽ bao gồm một chương trình hỗ trợ kéo dài nhiều năm để đảm bảo khả năng cộng tác; thắt chặt quan hệ chính trị qua việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự cuộc họp mở màn của Hội đồng NATO -Ukraine mới thành lập; tái khẳng định rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO".
Trả lời câu hỏi về sự khác biệt giữa thời điểm hiện nay và thời điểm năm 2008 - khi NATO tuyên bố rằng Ukraine có quyền tham gia NATO nhưng chỉ dừng lại ở đó, ông Stoltenberg nói: "Tất nhiên, một điểm khác biệt quan trọng là Ukraine đã tiến gần hơn đến NATO, bởi vì các thành viên NATO đã hợp tác chặt chẽ với Ukraine trong nhiều năm, đặc biệt là kể từ năm 2014. Điều này đã đảm bảo mức độ hợp tác và khả năng cộng tác cao hơn nhiều giữa Ukraine và NATO".
Vào tháng 4/2008, các nhà lãnh đạo NATO từ chối cung cấp cho Ukraine và Gruzia các kế hoạch hành động về tư cách thành viên, nhưng đã đưa ra một tuyên bố chính trị rằng dần dần Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên NATO, khi họ tuân thủ tất cả các tiêu chí của liên minh này.
Ông Stoltenberg gọi Hội đồng Ukraine - NATO là một cương lĩnh chính trị, giúp tổ chức các cuộc tham vấn giải quyết khủng hoảng và đưa ra quyết định về việc tăng cường hợp tác chính trị.
Ông nói: "Hội đồng NATO - Ukraine sẽ là một hội đồng do Ukraine và 31 thành viên NATO thành lập và hy vọng sẽ sớm có 32 thành viên trong trường hợp Thụy Điển gia nhập. Chúng tôi sẽ cùng nhau tham gia hội đồng này một cách bình đẳng. Chúng tôi sẽ nhất trí về các thể thức liên quan tần suất họp của hội đồng này, nhưng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhất trí cả về các thể thức để đảm bảo rằng từng thành viên hội đồng, gồm cả Ukraine, có thể triệu tập một cuộc họp để tham vấn khi có khủng hoảng".
Theo ông Stoltenberg, Hội đồng NATO - Ukraine cũng sẽ đưa ra quyết định sau các cuộc họp của mình.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên về những đảm bảo an ninh mà liên minh này có thể đưa ra cho Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, ông Stoltenberg cho biết đảm bảo an ninh tốt nhất là viện trợ quân sự từ NATO và viện trợ này phải tiếp tục ngay cả sau khi xung đột kết thúc.
Trong khi đó, ngày 7/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hy vọng sẽ thấy tinh thần đoàn kết giữa các nước thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh ở Litva, đồng thời mong muốn nhìn thấy các bước đi cụ thể liên quan tới nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine. Tổng thống Zelensky cho hay ông cũng hy vọng các nhà lãnh đạo NATO sẽ thảo luận về các gói hỗ trợ quân sự bổ sung cũng như đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga yêu cầu các bên tôn trọng các mối quan ngại của nước này về an ninh liên quan đến NATO.
Theo đài RT (Nga), trong bài phát biểu ngày 2/7, ông Medvedev nhấn mạnh Nga sẽ ngăn chặn mối đe dọa về việc Ukraine gia nhập NATO bằng mọi cách. Ông cũng cảnh báo rằng vì các thành viên NATO nói rằng họ không thể kết nạp một quốc gia đang tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang, nên cuộc xung đột hiện tại Ukraine sẽ còn kéo dài, bởi sự tồn vong của nước Nga đang bị đe dọa.
Những mục tiêu chính của Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO Trong khi một số thành viên NATO ở châu Âu ủng hộ mạnh mẽ triển vọng gia nhập liên minh của Ukraine, Mỹ vẫn hoài nghi rằng việc nhanh chóng gia nhập NATO của Kiev là điều không cần thiết cho chính liên minh. Tổng thư ký Jens Stoltenberg (trái) gặp Tổng thống Ukraine Zelensky trong một chuyến thăm Kiev. Ảnh: Nato.int Theo...