NATO sẽ thất bại trong cuộc chiến với Nga vì cầu đường
Theo tờ Breaking Defense của Mỹ, nếu xảy ra cuộc chiến trên bộ với Nga, lực lượng tăng thiết giáp Mỹ và NATO sẽ thất bại.
Tình huống xảy ra xung đột giữa Nga và NATO được báo Mỹ đặt ra tại Ba Lan, quốc gia có nhiều dòng sông chảy qua. Một trong số đó là sông Wisla chảy qua toàn bộ Ba Lan từ Nam ra Bắc.
Vì vậy, nếu NATO sử dụng lãnh Thổ Ba Lan để gửi quân tiếp viện hoặc làm nơi rút lui lực lượng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga sẽ bị hạn chế rất lớn bởi hầu hết các cây cầu tại quốc gia này đều quá cũ và chỉ chịu được tải trọng không quá 55 tấn.
Trong khi đó xe tăng M1 Abrams của Mỹ, Challanger II của Anh, Leopard II của Đức và thậm chí cả Leclerc của Pháp tất cả đều nặng từ 60 tấn trở lên.
Lực lượng xe tăng Mỹ và châu Âu diễn tập.
Hạn chế này lực lượng Mỹ đã nếm trải trong thực tế khi một số phương tiện bọc thép Mỹ triển khai từ cảng Bremerhaven, Đức tới Ba Lan đã bị hư hỏng nghiêm trọng do một số lý do liên quan tới giao thông vận tải.
Các phương tiện này đã làm mặt cầu bị sụt lún, trong khi đó một số xe khác đâm vào cây cầu do chiều cao của cầu thấp hơn chiều cao của các xe quân sự này. Vì lẽ đó, năm chiếc xe bọc thép đã bị để lại ở Đức và quân đội Mỹ cũng không tìm ra được cách vận chuyển an toàn những phương tiện này.
Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu tiết lộ, sự cố khiến phần pin của một số xe tăng Mỹ bị rò rỉ, chảy nước khi đang trên đường đến Ba Lan. Ông Ben Hodges cũng thừa nhận rằng Washington không có đủ kiến thức về cơ sở hạ tầng của các nước thành viên NATO.
Video đang HOT
Sau sự cố, lực lượng Mỹ tại châu Âu ra thông báo cho biết sẵn sàng chi trả 50 triệu USD cho một tổ chức bản đồ địa lý để đổi lấy bản đồ chi tiết các nước châu Âu.
Trên bản đồ chi tiết này thể hiện rõ các khu vực dân cư và đường xá, các cơ sở công nghiệp cũng như các tuyến đường giao thông dưới lòng đất. Đơn vị tiếp nhận bản đồ này là Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu.
Giới chuyên gia cho rằng, Lầu Năm Góc cần phải chuẩn bị trước để sẵn sàng đối phó mới mọi kịch bản và giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với họ. Bởi hiện tại, các cơ sở hạ tầng giao thông cũ ở châu Âu đã quá tải và bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trong trường hợp có chiến tranh xảy ra, việc di chuyển lực lượng quân đội trên bộ, đặc biệt là các loại xe tăng, xe bọc thép sẽ bị ảnh hưởng nếu không xác định được hướng di chuyển tốt nhất.
Ngoài ra, do tốc độ phát triển nhanh nên những bản đồ cũ không kịp thời cập nhật trong tình tình hiện nay. Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu lo ngại về sự ùn tắc giao thông trên các tuyến đường ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước thuộc Liên Xô cũ.
Họ sợ nhất về tình trạng xuống cấp quá mức và không đạt yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng quân sự. Vì vậy quân đội Mỹ cũng như NATO cần biết những con đường mới để có thể đưa đến các “khu vực nóng” một cách nhanh nhất.
Hệ thống giao thông ở các nước châu Âu không đồng đều. Tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia châu Âu, họ đều có một hệ thống giao thông phát triển khác nhau.
Nếu tính tổng thế có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của liên minh châu Âu không hề thấp nhưng họ vẫn không đủ kinh phí dể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ.
Theo ước tính để thực hiện dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng châu Âu đến hết năm 2020 cần số tiền khoảng 500 tỷ euro. Và sau đó muốn hoàn thành hệ thống mạng lưới giao thông trên toàn châu Âu giai đoạn đến năm 2030 có thể phải chi 750 tỷ euro.
Số tiền này rất lớn, hơn nữa gồm nhiều quốc gia với trình độ phát triển khác nhau nên dự án này rất khó để thực hiện.
Nhưng nếu dự án này được thực hiện chắc chắn sẽ đem lại cho không chỉ Mỹ những thuận lợi không hề nhỏ, nhất là trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Hòa Bình
Theo baodatviet.vn
Vì sao Nga tung "sát thủ diệt tàu sân bay" đến Crimea?
Moscow muốn đảm bảo rằng không ai có thể âm thầm tiến vào và chiếm lại bán đảo Crimea. Để thực hiện mục tiêu đó, Nga đã triển khai rất nhiều vũ khí hàng đầu đến nơi này, trong đó có máy bay ném Tu-22M3 Backfire - thứ vũ khí được ví là "sát thủ diệt tàu sân bay".
Máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M3
Lực lượng Không quân Nga đã triển khai "các phi đội" máy bay ném bom Tu-22M3 đến bán đảo Crimea. Hoạt động triển khai này đã đặt các máy bay ném bom hàng đầu của Nga vào trong tầm có thể cận chiến với các nước thành viên NATO và bất kỳ nhóm tàu sân bay tấn công nào của Hải quân Mỹ đi lại trong vùng biển Địa Trung Hải.
Những chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 được triển khai đến Crimea là để đáp trả động thái thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất của NATO ở Rumani năm 2015, Thượng nghị sĩ Nga - ông Viktor Bondarev hồi năm ngoái đã cho biết như vậy.
"Việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đến Rumani được xem là một thách thức lớn và để đáp trả điều đó, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định triển khai các máy bay ném bom được trang bị tên lửa tầm xa. Bước đi của chúng tôi đã làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng trong khu vực", ông Bondarev tuyên bố.
Theo giải thích của ông Bondarev, việc triển khai các máy bay ném bom Tu-22M3 cùng với những tên lửa đạn đạo Iskander trên bán đảo Crimea đã ngăn chặn Ukraine, Mỹ và NATO khỏi việc tính đến kế hoạch đối đầu với Hạm đội Biển Đen của Nga.
Không quân Nga đang nâng cấp 30 trong số 67 chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 lên phiên bản mới M3M với động cơ và vũ khí mới.
Tu-22 được coi là một "sát thủ diệt tàu sân bay" hàng đầu trên thế giới. Với phiên bản nâng cấp mới nhất là Tu-22M3, loại máy bay này đã được cải thiện tính năng khí động học, trọng lượng và các đặc tính kỹ chiến thuật. Máy bay có khả năng mang đến 24 tấn vũ khí. Trong đó, tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22N được xem vũ khí chủ đạo của Tu-22M3 với tầm bắn lên đến 600 km. Máy bay cũng được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-15 với tầm bắn 3000km.
Việc Nga đưa máy bay ném bom Tu-22M3 đến Crimea tiếp tục khiến phương Tây và Ukraine lo ngại. Trong những năm trở lại đây, Moscow liên tục tăng cường triển khai các vũ khí mạnh, tăng cường sức mạnh quân sự ở bán đảo Crimea đồng thời tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự ở vùng đất này. Các động thái của Nga được xem như hành động cảnh báo, răn đe phương Tây không được động đến bán đảo Crimea. Phương Tây vẫn muốn Nga trả lại Crimea cho Ukraine và Kiev luôn nhăm nhe mục tiêu chiếm lại Crimea. Động thái mới nhất của Moscow cho thấy nước này quyết tâm bảo vệ Crimea và biến bán đảo này trở thành vùng đất quan trọng không thể thiếu trong chiến lược quốc phòng của Nga.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Kể từ sau vụ sáp nhập này, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea. Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Moscow cũng tăng cường triển khai hàng loạt vũ khí mạnh hàng đầu của nước này đến Crimea để tỏ rõ sự quyết tâm của họ trong việc bảo vệ Crimea.
Kiệt Linh
Theo vnmedia.vn
Máy bay không người lái chiến lược Mỹ do thám gần Crimea Theo thông báo của trung tâm giám sát PlaneRadar, máy bay không người lái chiến lược UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ vừa tiến hành do thám gần bán đảo Crimea. Máy bay không người lái chiến lược UAV RQ-4 Global Hawk. (Nguồn: Sputnik) Máy bay UAV RQ-4 Global Hawk cất cánh từ căn cứ không quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc...