NATO sẽ tăng cường hiện diện ở biển Baltic
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Mark Rutte cho biết liên minh quân sự này sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở biển Baltic, sau sự cố cáp ngầm nối giữa Phần Lan và Estonia.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trước đó, ngày 25/12, công ty điện lực Fingrid ( Phần Lan) cho biết EstLink 2 – một tuyến cáp điện ngầm nối giữa nước này và Estonia, đã ngừng hoạt động, đồng thời nói thêm rằng có hai tàu ở gần cáp trước khi xảy ra sự cố. Đến ngày 26/12, cảnh sát Phần Lan thông báo đang điều tra về khả năng một tàu nước ngoài có liên quan đến vụ hư hỏng tuyến cáp điện ngầm nói trên, song không đề cập thông tin chi tiết.
Trên mạng xã hội X, ông Mark Rutte thông báo đã trao đổi với Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb về cuộc điều tra do Estonia và Phần Lan tiến hành về khả năng sự cố trên xảy ra do hành vi phá hoại. Người đứng đầu NATO đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ cuộc điều tra này, đồng thời nhấn mạnh tinh thần đoàn kết của NATO với các đồng minh. Ông Rutte cũng lên tiếng phản đối bất kỳ hành vi nào gây hủy hoại cơ sở hạ tầng thiết yếu của các nước thành viên.
Ngày 27/12, Tổng thống Estonia Alar Karis tuyên bố sẽ cùng với Phần Lan và các quốc gia khác thuộc NATO triển khai các biện pháp để ứng phó trước “mối đ.e dọ.a mang tính hệ thống” sau sự cố cáp ngầm ở biển Baltic.
Phần Lan và Estonia được kết nối bằng hai mạng lưới cáp điện ngầm, mang tên EstLink 1 và EstLink 2. Trong đó, EstLink 1 được đưa vào vận hành năm 2007 và EstLink 2 đi vào hoạt động năm 2014.
Video đang HOT
Phần Lan bắt giữ tàu chở dầu nước ngoài nghi làm hỏng cáp ngầm biển Baltic
Căng thẳng leo thang ở biển Baltic khi Phần Lan bắt giữ tàu chở dầu của một nước châu Âu, nghi gây ra sự cố mất điện và hư hại cáp internet dưới đáy biển.
Phần Lan vừa bắt giữ một tàu chở dầu của nước ngoài ở biển Baltic, với cáo buộc con tàu này là nguyên nhân gây ra sự cố mất điện của đường dây cáp ngầm nối Phần Lan với Estonia, đồng thời làm hư hại hoặc đứt bốn đường dây internet.
Con tàu, mang tên Eagle S và được đăng ký ở quần đảo Cook, đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Phần Lan tiếp cận và bắt giữ hôm 26/12. Sau đó, tàu đã được đưa vào hải phận Phần Lan.
Ông Robin Lardot, giám đốc cục điều tra quốc gia Phần Lan, cho biết: "Chúng tôi đang điều tra hành vi phá hoại nghiêm trọng. Theo hiểu biết của chúng tôi, một mỏ neo của con tàu đang bị điều tra đã gây ra thiệt hại".
Cơ quan hải quan Phần Lan cho biết họ đã thu giữ hàng hóa trên tàu và cho rằng Eagle S là một phần của "hạm đội bóng tối" các tàu chở dầu cũ kỹ của một nước châu Âu, được sử dụng để lách các lệnh trừng phạt đối với việc bán dầu.
Cơ quan giao thông và truyền thông Phần Lan Traficom cho biết, sự cố không chỉ gây mất điện mà còn ảnh hưởng đến kết nối internet. Hai cáp quang thuộc sở hữu của nhà mạng Phần Lan Elisa, nối Phần Lan và Estonia, đã bị đứt. Một đường dây thứ ba, thuộc sở hữu của công ty Citic của Trung Quốc, cũng bị hư hại. Thêm vào đó, một cáp internet khác nối Phần Lan và Đức, thuộc sở hữu của tập đoàn Cinia của Phần Lan, cũng được cho là đã bị cắt đứt.
Liên quan đến vụ việc người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và sẵn sàng hỗ trợ các cuộc điều tra của họ. Đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới đáy biển.
Tổng thư ký tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte viết trên nền tảng X cho biết tổ chức này đang theo dõi các cuộc điều tra và sẵn sàng cung cấp thêm sự hỗ trợ cho các quốc gia liên quan.
Chính phủ Phần Lan và Estonia đều đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp để đán.h giá tình hình.
Các quốc gia ở biển Baltic đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau một loạt các sự cố mất điện, gián đoạn kết nối viễn thông và hư hại đường ống dẫn khí kể từ năm 2022. Mặc dù sự cố kỹ thuật và ta.i nạ.n có thể xảy ra, nhưng nhiều quốc gia lo ngại đây là các hành động phá hoại có chủ đích.
Liên minh châu Âu (EU) đã lên án mạnh mẽ mọi hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng của châu lục một cách cố ý. EU cũng khen ngợi chính quyền Phần Lan vì đã nhanh chóng bắt giữ con tàu bị nghi ngờ.
Theo nhà mạng Fingrid, việc sửa chữa đường dây kết nối Estlink 2 dài 170 km sẽ mất nhiều tháng. Sự cố này làm tăng nguy cơ mất điện vào mùa Đông. Thủ tướng Estonia, Kristen Michal, cho biết Estonia sẽ vẫn có đủ điện để sử dụng.
Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Eagle S đã đi qua đường dây điện Estlink 2 vào lúc 10 giờ 26 phút sáng 25/12 (giờ địa phương), trùng với thời điểm mà Fingrid thông báo xảy ra sự cố mất điện.
Caravella LLCFZ, một công ty có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) được cho là chủ sở hữu của tàu Eagle S, đã không đưa ra phản hồi khi được yêu cầu bình luận. Công ty Peninsular Maritime, được cho là quản lý kỹ thuật của con tàu, cũng từ chối bình luận bên ngoài giờ làm việc.
Ngoại trưởng Estonia, Margus Tsahkna, cho biết các sự cố hư hại đối với cơ sở hạ tầng dưới biển ở biển Baltic đã trở nên quá thường xuyên, khó có thể tin rằng sự cố lần này là do ta.i nạ.n hoặc lỗi của thuyền viên.
"Chúng ta phải hiểu rằng các hành động gây hư hại cơ sở hạ tầng dưới biển đang trở nên có hệ thống hơn và do đó phải được coi là các cuộc tấ.n côn.g vào các cơ sở quan trọng của chúng ta", ông Tsahkna nói.
Sự cố mất điện của đường dây Estlink 2 (công suất 658MW) bắt đầu vào giữa ngày 25/12, khiến đường dây Estlink 1 (công suất 358MW) trở thành đường dây duy nhất hoạt động giữa hai nước.
Đây là sự cố mới nhất trong một loạt sự cố liên quan đến nguồn cung năng lượng xảy ra tại khu vực Biển Baltic kể từ năm 2022 đến nay. Cảnh sát Thụy Điển đang chỉ đạo một cuộc điều tra về vụ vi phạm vào tháng trước của hai tuyến cáp viễn thông Biển Baltic. Riêng cảnh sát Phần Lan cũng đang điều tra vụ hư hai đường ống dẫn khí Balticconnector nối Phần Lan và Estonia hồi năm ngoái, cũng như một số tuyến cáp viễn thông, mà nguyên nhân có thể là do một con tàu kéo neo gây ra.
Đức, Phần Lan cảnh báo công dân về khả năng xảy ra 'chiến tranh hỗn hợp' Ngày 19-11, Đức và Phần Lan cho biết đang tiến hành điều tra việc một tuyến cáp ngầm dưới biển Baltic nối hai quốc gia này bị cắt đứt, đồng thời cảnh báo công dân nước mình về mối đ.e dọ.a của cuộc 'chiến tranh hỗn hợp' (kết hợp biện pháp quân sự và phi quân sự). Thụy Điển tham gia cuộc tập...