NATO sẽ điều quân tới một loạt nước Đông Âu gần Nga
Trước tình hình khủng hoảng tại Ukraine, NATO dự định sẽ công bố kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự tại một loạt quốc gia thành viên tại Đông Âu, trong động thái phòng thủ tập thể lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Cuộc xung đột tại Đông Ukraine giữa quân chính phủ và phe ly khai đang ngày một leo thang (Ảnh: EPA)
Theo đài BBC, trong ngày hôm nay, Bộ trưởng quốc phòng các quốc gia thành viên NATO sẽ có cuộc họp tại Brussels, Bỉ, để trấn an các quốc gia thành viên tại Đông Âu về việc khối này sẽ tăng cường lực lượng tại đây.
Một lực lượng phản ứng nhanh với quân số có thể lên tới 5.000 người dự kiến sẽ được thành lập, trong đó các đơn vị đi đầu có thể được triển khai trong vòng 2 ngày sau khi nhận thông báo.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố khối này đang đối mặt với “một thay đổi nền tảng” đối với môi trường an ninh của mình do sự hiếu chiến của Nga.
Phát biểu với các Bộ trưởng tại Brussels, ông Stoltenberg cho biết: “Đây là điều chúng ta làm để đáp lại các hành động hiếu chiến chúng ta đã thấy từ phía Nga, vốn vi phạm luật pháp quốc tế cũng như việc sáp nhập Crimea”.
“Tôi rất nhấn mạnh rằng đây là việc chúng ta sẽ làm bởi chúng ta phải điều chỉnh các lực lượng của mình khi thế giới thay đổi”.
Video đang HOT
NATO cũng sẽ công bố các kế hoạch thành lập một mạng lưới các trung tâm chỉ huy nhỏ tại Estonia, Lithuania, Lativa, Ba Lan, Romania và Bulgaria.
Động thái này được xem như có khả năng răn đe lại bất kỳ mối đe dọa nào từ Nga đối với các quốc gia vùng Baltic, hoặc khối các quốc gia khác nếu khủng hoảng tại Ukraine lan vượt tầm kiểm soát.
Đến nay Nga vẫn bác bỏ các cáo buộc của Ukraine và phương Tây rằng họ vũ trang cho phe ly khai tại Đông Ukraine, và điều quân chính quy vượt qua biên giới.
Trong ngày thứ Năm, ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk.
Dự kiến hai bên sẽ thảo luận về vấn đề giao vũ khí cho Ukraine cũng như các hình thức hỗ trợ khác của Washington cho Kiev.
Phát biểu tại Ủy ban các lực lượng vũ trang Thượng viện, ông Ashton Carter, người chuẩn bị được phê chuẩn làm Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã tỏ rõ sự ủng hộ với khả năng này.
“Tôi rất nghiêng theo hướng đó, do tôi nghĩ rằng chúng ta cần hỗ trợ Ukraine trong việc bảo vệ chính mình”, ông Carter nói khi được thượng nghị sỹ John McCain chất vấn về việc có ủng hộ chuyển giao “vũ khí phòng thủ” cho Ukraine. Dù vậy ông Carter nói “bản chất của những vũ khí này tôi chưa thể nói vào lúc này”.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
NATO: Phương Tây phải sẵn sàng cho căng thẳng dài lâu với Nga
Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow khẳng định phương Tây không tìm cách thay đổi chế độ tại Nga song cần phải sẵn sàng cho tình trạng căng thẳng dài lâu dài liên quan đến tình hình Ukraine, nơi đang chìm trong các cuộc xung đột nghiêm trọng
Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow
Trong bài phát biểu tại hội thảo chính sách đối ngoại Leangkollen ở thủ đô Oslo của Na Uy ngày 2/2, Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow khẳng định NATO không muốn đối đầu với Nga song sẽ phải chuẩn bị cho tình huống căng thẳng kéo dài.
"Nga mong đợi chúng ta từ bỏ trừng phạt và đưa quan hệ về mức bình thường mà không phải thay đổi cách hành xử của họ. Về cơ bản, đây là điều chúng ta đã làm sau cuộc chiến tại Gruzia năm 2008. Nhưng lần này, khi đã chọn hướng đi chúng ta cần phải kiên định quan điểm", ông Vershbow khẳng định.
Ông Vershbow từng là Đại sứ Mỹ tại Mátxcơva. Ông nhấn mạnh NATO không muốn đối đầu với Nga mà chỉ muốn Mátxcơva thay đổi cách hành xử (trong vấn đề Ukraine) và nối lại tinh thần hợp tác.
Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh báo chí Anh cảnh báo đài BBC đang chuẩn bị dư luận cho một cuộc chiến tranh với Nga thông qua việc liên tục nhắc nhở về sự gây hấn của Mátxcơva tại quốc gia láng giềng Đông Âu.
Nhà báo Oliver Tickell của tờ The Ecologist đã nêu ra quan ngại trên khi khẳng định đã đến lúc nhân dân Anh phải lên tiếng phản đối chính sách tuyên truyền chống Nga nếu không muốn thế giới đứng bên bờ vực một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nhà báo này lưu ý cụm từ "xâm lược Nga" gần đây thường xuyên được nhắc đến trên BBC. Ví dụ, ngày 30/1, trong chương trình World at One của Radio 4 thuộc BBC, cụm từ này lặp đi lặp lại vô số lần.
Các chuyên gia được mời đến phòng thu nhiệt tình thảo luận về "mối đe dọa của việc máy bay Nga ném bom khu vực La Manche" và khẳng định rằng đã đến lúc NATO "phải đối phó với mối đe dọa này".
Nhà báo Tickell đặt nghi vấn rằng trong World at One cũng như các chương trình khác của BBC, không có sự tham gia của các nhà phân tích tình hình Nga với quan điểm đúng mực. Do đó, các thính giả của BBC sẽ có cái nhìn một chiều về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine đang có nhiều diễn biên tăng nhiệt nhanh chóng những ngày qua, đe dọa đẩy quan hệ Nga - Phương Tây tiếp tục diễn biến xấu hơn.
Trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết nước này chưa quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine dù Washington đang cân nhắc các phương án hỗ trợ chính quyền Kiev trong cuộc chiến chống lực lượng ly khai ủng hộ Nga.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
OSCE kêu gọi ngừng bắn để sơ tán dân Đông Ukraine Người đứng đầu phái bộ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine, ông Ertugrul Apakan ngày 4/2 kêu gọi thiết lập một hành lang nhân đạo để sơ tán người dân khỏi khu vực chiến sự tại miền Đông Ukraine. Ông Apakan cho biết ngày càng có nhiều người dân ở Debaltsevo phải rời bỏ nhà cửa và...