NATO sẽ can dự toàn diện vào xung đột Biển Đông?
Bên cạnh tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật và vấn đề Triều Tiên, xung đột Biển Đông rất có thể trở thành nhân tố tiềm tàng lôi kéo sự can dự của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện nay, NATO đã tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ cầm đầu tại Afghanistan. Tuy nhiên, phạm vi can dự của NATO tại châu Á có thể sẽ được mở rộng.
Nếu Mỹ bị CHDCND Triều Tiên tấn công hoặc Mỹ bị cuốn vào xung đột từ tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật, NATO rất có thể sẽ có hành động cần thiết theo quy định của điều 5 trong Hiến chương của khối quân sự này về việc thực thi quyền phòng vệ tập thể.
USS Peleliu cập bến Hong Kong hồi tháng 4/2013. Ảnh: Internet.
Nhận định trên được tạp chí “Kanwa Defense Review” đưa ra trong một bài viết đăng trên số tháng 8/2013 cùng với việc cho rằng một cuộc xung đột khác ở châu Á mà NATO rất có thể sẽ phải can dự là Biển Đông.
Video đang HOT
Theo “Kanwa Defense Review”, hiện nay, hai nước thành viên NATO là Anh và Mỹ liên tục can dự vào tình hình khu vực Biển Đông. Anh và một quốc gia Đông Nam Á bên bờ Biển Đông là Malaysia còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước Phòng thủ chung 5 nước, gồm: Singapore, Australia, Malaysia, New Zealand và Anh.
Cùng với hôm Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen thăm Nhật Bản (vào tháng 4/2013), tàu đổ bộ cỡ lớn USS Peleliu vốn thuộc Hạm đội 5 của hải quân Mỹ đã tới cập bến cảng Ocean Terminal trong chuyến thăm Hong Kong 4 ngày và chính thức gia nhập Hạm đội 7.
Một chiếc tàu đổ bộ cùng lớp Tarawa với USS Peleliu đã được bố trí ở Nhật Bản. Điều này có nghĩa năng lực tác chiến đổ bộ của hải quân Mỹ tại vùng biển Tây Thái Bình Dương đã được tăng cường đáng kể.
Như vậy, theo tạp chí “Kanwa Defense Review”, xu thế chiến lược ở Biển Đông đã hé lộ về đại thể, Mỹ-Anh, Australia và Nhật Bản có khả năng bắt tay để ngăn chặn Trung Quốc.
Một khi xung đột (ở Biển Đông) nổ ra, hai nước NATO là Anh và Mỹ sẽ can dự trước và khối NATO sẽ có căn cứ pháp luật lớn hơn để can dự toàn diện.
Theo Dantri
Mỹ đang dùng tiền của Trung Quốc để đánh Trung Quốc
Một số học giả Mỹ cho rằng, với những khoản viện trợ quân sự cho Tokyo, rõ ràng là Washington đã dùng chính tiền Bắc Kinh cho vay, để tăng cường lực lượng cho Tokyo đánh lại Bắc Kinh.
Hiện nay tình hình cắt giảm chi phí quốc phòng, khiến cho quân đội Mỹ phải áp dụng một số biện pháp thắt lưng buộc bụng, như cho nhân viên văn phòng nghỉ không lương, ngừng tuyển dụng công chức, cắt giảm một số hoạt động huấn luyện và triển khai quân không cần thiết. Mới đây nhất, họ đã quyết định chấm dứt đại tu, tháo dỡ bán sắt vụn tàu ngầm hạt nhân Miami, vì không cáng đáng được kinh phí.
Trong tình cảnh này, một số chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ đang chi tiêu một số tiền không nhỏ vào lĩnh vực viện trợ quân sự cho các nước đồng minh, nên cần có sự điều chỉnh lại. Hoa Kỳ nên giảm bớt hoặc cắt hẳn những khoản viện trợ quân sự không cần thiết, vì trên thực tế họ có những đồng minh rất giàu có, nếu mất đi nguồn viện trợ cũng chẳng ảnh hưởng gì.
Ngày 15/08 vừa qua, ông Barry Fagin, chuyên viên cao cấp của "Viện nghiên cứu Độc Lập" Denver đã có bài viết trên tờ "Colorado Springs Gazette" cho biết, trước thực trạng tài chính tồi tệ, Mỹ nên điều chỉnh lại viện trợ quân sự cho các đồng minh. Ví dụ như, nếu chấm dứt viện trợ cho quốc gia luôn nằm trong top 5 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như Nhật Bản, thì Mỹ sẽ tiết kiệm được khoảng 150 tỷ USD.
Ông Barry Fagin phân tích, để đối phó với Liên Xô trong trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ và các nước đồng minh đã không ngừng mở rộng phạm vi thế lực ở châu Á. Hiện nay, để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, khối đồng minh Mỹ - Nhật lại trở thành phòng tuyến thứ nhất của Mỹ chống lại sự bành trướng thế lực của Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Biên đội tàu chiến Mỹ - Nhật hành trình trên biển trong khuôn khổ cuộc diễn tập "Tia chớp bình minh 2013" (Dawn Blitz 2013)
Trước đây, việc Mỹ viện trợ cho các nước này là hết sức bình thường, nhưng hiện nay Nhật Bản đã trở thành một cường quốc, họ luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong số các nền kinh tế mạnh nhất thế giới, Tokyo chỉ cần bỏ ra 1% tổng GDP là đã có ngân sách quốc phòng khoảng 50 - 60 tỷ USD. Vì vậy, ông Fagin cho rằng, nếu Mỹ cắt viện trợ quân sự của Nhật thì cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm đến sức mạnh quân sự của Nhật.
Hơn nữa, vị chuyên gia này còn chỉ ra, hiện Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, với hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu quốc gia. Với những điều khoản được xác lập trong Hiệp ước an ninh chung Mỹ - Nhật, Mỹ phải bảo vệ Nhật trước sự uy hiếp của một nước khác. Với những khoản viện trợ quân sự cho Tokyo, rõ ràng là Washington đã dùng chính tiền Bắc Kinh cho vay, để tăng cường lực lượng cho Tokyo đánh lại Bắc Kinh.
Ông Fagin cho rằng, Nhật Bản mạnh chẳng kém gì, thậm chí thu nhập bình quân đầu người của Nhật còn hơn 6, 7 lần, so với Trung Quốc, nên tiếp tục viện trợ quân sự cho Nhật là điều rất vô lý. Là một cường quốc kinh tế, quân sự, Nhật có đủ năng lực để tự bảo đảm an ninh của mình. Hơn nữa, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ có một mình Washington lo lắng trước sự vùng lên mạnh mẽ của Bắc Kinh.
Ông đặc biệt nhấn mạnh, không chỉ đơn thuần là cắt giảm viện trợ quân sự cho Nhật Bản mà đã có thể giải quyết được vấn đề này. Trong tình hình khó khăn tài chính đặc biệt nghiêm trọng hiện nay, Mỹ cần có sự đánh giá, thẩm định lại vị trí, vai trò của từng quốc gia đồng minh, lấy đó để làm cơ sở để quy hoạch và điều chỉnh lại viện trợ quân sự.
Theo Dantri
Đức hủy hiệp ước tình báo với Mỹ, Anh Đức vừa hủy bỏ hiệp ước với Mỹ và Anh có từ thời Chiến tranh Lạnh, nhằm đáp lại những hé lộ của cựu nhân viên tình báo Edward Snowden về hoạt động theo dõi điện tử quy mô lớn. Người biểu tình ủng hộ Snowden và phản đối chương trình do thám của chính phủ Mỹ tại thủ đô Berlin. Ảnh: Reuters...