NATO ở Libya: Đánh tiếp hay thừa nhận thất bại?
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đối mặt với nguy cơ phải gánh vác chi phí quá cao cho cuộc chiến ở Libya mà lợi ích vẫn còn mờ mịt nếu liên minh quân sự này tiếp tục theo đuổi chiến lược hiện nay. Vì thế, NATO sẽ phải lựa chọn một trong hai lựa chọn: hoặc là đưa bộ binh vào Libya để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở đây hoặc là để mặc cho đất nước này bị chia cắt?
Dù đã đánh Libya suốt 3 tháng qua, NATO vẫn chưa thể thay đổi tình hình ở đây.
Tình thế tuyệt vọng
Hơn 90 ngày đã trôi qua kể từ khi NATO tiến hành chiến dịch đánh Libya từ hôm 19/3 nhưng mọi việc ở đất nước Bắc Phi dường như chẳng có gì thay đổi. Chiến sự vẫn tiếp diễn và chưa hề có bất kỳ “tia ánh sáng nào loé lên từ cuối đường hầm” đen nghịt ở Libya. Khác biệt lớn nhất sau 3 tháng là NATO đã mất đi sự tự tin ban đầu và đang ngày càng trở nên sốt ruột trước tình thế bế tắc tuyệt vọng của họ ở đây.
Dù đã thực hiện hàng ngàn cuộc không kích vào thủ đô Tripoli và nhiều trong số đó là nhằm thẳng vào Tổng thống Libya Muammar Gaddafi mà NATO vẫn phải “ngậm đắng nuốt cay” chứng kiến cảnh ông Gaddafi vẫn bình thảnh ngồi đánh cờ giữa thủ đô.
Video đang HOT
Trong khi đó, NATO lại phải đang đối mặt với sự chỉ trích lớn nhất từ khi họ phát động chiến dịch ở Libya đến giờ. Người dân của những nước tham gia đánh NATO thì sốt ruột trước chi phi đội lên ngày càng cao cho chiến dịch ở Libya. Cùng lúc, người dân thế giới lại tỏ ra bất bình về việc NATO liên tục giết hại nhầm nhiều dân thường dù chiến dịch của họ mang sứ mệnh bảo vệ dân thường. Ở thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama thì đang phải đối đầu với các nghị sĩ vì cuộc chiến ở Libya.
Chưa hết, NATO và phe nổi dậy Libya mà họ đang hậu thuẫn cũng trở nên mâu thuẫn với nhau vì tình hình bế tắc trên chiến trường.
Cuộc chiến ở Libya tập trung chủ yếu ở 3 mặt trận”: ở khu vực phía đông gần thành phố Brega; ở khu vực phía tây nằm giữa thành phố Misrata và nhiều thành phố gần biển nằm trên con đường tiến tới thủ đô Tripoli và khu vực rặng núi phía tây. Ở cả 3 mặt trận này, phe nổi dậy và quân chính phủ luôn ở thế giằng co, lúc bên này giành chiến thắng, lúc lại bên kia. Vì thế, hầu như cả hai bên đầu chẳng tiến thêm được bước nào.
Phe nổi dậy khó có thể giành chiến thắng trước quân chính phủ do lực lượng này thiếu hẳn độ chuyên nghiệp và kinh nghiệm. Vũ khí cũng thô sơ hơn hẳn quân của ông Gaddafi. Trong khi đó, quân chính phủ dù bị tổn thất nặng nề trước các cuộc tấn công dữ dội của NATO nhưng vẫn duy trì khả năng chiến đấu. Đối mặt với khó khăn, phe nổi dậy quay sang trách cứ NATO không giúp họ một cách đầy đủ khiến họ không thể tạo ra bước đột phá trên chiến trường.
Rõ ràng, NATO đang bị dồn vào đường cùng buộc họ phải nhanh chóng có những quyết định cần thiết.
Đánh tiếp hay chịu thừa nhận thất bại?
Nếu NATO không có thay đổi gì mà tiếp tục duy trì chiến lược hiện nay thì liên minh này khó có thể tồn tạiđược lâu trên chiến trường Libya với những khoản chi phí khổng lồ vượt quá sức của họ và sức ép dồn lên từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong khi đó, lợi ích mà họ hy vọng có được từ chiến dịch can thiệp vào đất nước Bắc Phi thì mờ mịt.
Trong bối cảnh này, NATO không có nhiều lựa chọn. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương chỉ có hai phương án để lựa chọn. Một là, NATO tiếp tục chiến dịch quân sự ở Libya nhưng để thay đổi tình thế trên chiến trường, họ phải đưa bộ binh vào đây để loại bỏ ông Gaddafi. Điều này đi ngược lại với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đi ngược lại chính những lời cam kết “chắc như đinh đóng cột” của NATO trước đó.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu NATO có dám “phản bội” Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và chính bản thân họ hay không.
Nếu NATO không lựa chọn phương án đưa bộ binh vào NATO thì họ chỉ còn một cách là thừa nhận thất bại trên chiến trường Libya. Khi đó, NATO sẽ để mặc cho Libya bị chia cắt làm hai và cho phép ông Gaddafi cầm quyền ở khu vực phía tây và phe nổi dậy chiếm quyền kiểm soát ở khu vực phía đông.
Cả hai lựa chọn trên đều quá khó khăn với NATO. Với lựa chọn một, NATO sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và tổn thất đối với liên minh này sẽ là rất lớn. Nếu chấp nhận lựa chọn hai, NATO sẽ bị mất mặt và uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo VNMedia
NATO điều tra cáo buộc không kích dân thường
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 19/6 đã phải thông báo mở cuộc điều tra trước cáo buộc của Chính quyền Libya rằng đã có 9 dân thường, trong đó có hai trẻ em, thiệt mạng và 18 người bị thương trong vụ không kích của NATO sáng cùng ngày.
Một trong không kích của NATO. (Nguồn: Reuters)
Người phát ngôn NATO Mike Bracken cho biết liên minh quân sự này "đang xem xét các báo cáo thiệt hại về người và sẽ xác định tính chính xác của các thông tin. NATO lấy làm tiếc nếu có bất kỳ người dân nào thiệt mạng trong chiến dịch này...".
Trước đó, từ Tripoli, người phát ngôn chính phủ Libya Mussa Ibrahim đã cáo buộc liên minh phương Tây chủ ý tấn công dân thường, khẳng định rằng không có mục tiêu quân sự nào ở gần nơi NATO đã tiến hành không kích. Giới báo chí cũng được tận mắt chứng kiến các nạn nhân, trong đó có cả trẻ em, của trận không kích này.
Nếu phải thừa nhận cáo buộc của Tripoli là đúng, vụ không kích khiến dân thường thiệt mạng đầu tiên này sẽ là một thách thức lớn đối với NATO trong việc tiếp tục thực hiện sứ mệnh tại Libya.
Sự việc trên xảy ra một ngày sau khi NATO thừa nhận đã không kích nhầm một đơn vị của lực lượng chống đối ở Libya tại vùng Brega hôm 16/6./.
Theo TTXVN
Ông Gaddafi vẫn tuyên bố sẽ quyết thắng NATO Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi tuyên bố quyết chiến thắng âm mưu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lật đổ nhà lãnh đạo quốc gia Bắc Phi này. Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. (Nguồn: AP) Trong bài phát biểu trên truyền hình nhà nước Libya tại thủ đô Tripoli đêm 18/6, ông Gaddafi nhấn mạnh đây là...