NATO ngọt ngào, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức ‘cứng giọng’ với Nga
Trong khi Tổng thống Putin từ chối gặp ông Erdogan thì với sự ủng hộ của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không xin lỗi Moscow vì vụ Su24.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối đề nghị gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bên lề hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris (Pháp).
Theo thông báo của người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 30/11: “Sẽ không có cuộc gặp nào giữa Tổng thống Putin với ông Erdogan. Cũng không có cuộc thảo luận nào về một cuộc gặp như vậy”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại COP21. Ảnh: Reuters
Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đề xuất về cuộc gặp giữa hai tổng thống nhằm giảm căng thẳng sau khi máy bay Nga bị bắn rơi gần biên giới Syria. Dù ông Erdogan nhiều lần đề nghị thảo luận với ông Putin, Moscow vẫn tẩy chay Ankara và hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi. Tuy nhiên, ông Erdogan đến nay chỉ lấy làm tiếc về vụ việc.
Cũng trong ngày 30/11, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã bác bỏ mọi gợi ý rằng Ankara cần phải xin lỗi Moskva về vụ bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 của Nga hồi tuần trước.
Động thái này diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía NATO đối với quyền tự vệ của mình.
Trả lời báo giới sau cuộc gặp Tổng thư ký NATO tại Brussels, ông Davutoglu tuyên bố: “Không nước nào được yêu cầu chúng tôi xin lỗi”.
Ông cũng cảnh báo các vụ việc kiểu này vẫn tiếp tục là nguy cơ chừng nào Nga và liên minh quân sự chống IS do Mỹ đứng đầu ở Syria vẫn hoạt động riêng rẽ.
Chưa rõ chính quyền của Tổng thống Erdogan còn “cứng giọng” đến bao giờ khi sắc lệnh về các biện pháp trừng phạt Ankara sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Theo Nghị sĩ Nga Pushkov, trước tiên ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.
Video đang HOT
“Hàng năm, Thổ Nhĩ Kỳ kiếm được 3,5-4 tỷ USD từ du khách Nga. Doanh thu từ đây chiếm tới 12-18% tổng doanh thu du lịch của nước này”, ông nói.
Thứ hai, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ làm ăn với Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo Pushkov, năm ngoái tổng doanh thu của họ ước đạt 750 triệu USD.
Thứ ba, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu sản phẩm của họ sang Nga sẽ hứng chịu tổn thất.
Cuối cùng, ông cho biết, Nga sẽ giáng một đòn tổng lực vào toàn bộ ngân sách Thổ Nhĩ Kỳ do thu nhập từ xuất khẩu và du lịch sẽ giảm.
Liên quan đến vụ máy bay Su-24 bị bắn hạ gần biên giới Syria, ngày 30/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi trả Nga thi thể viên phi công Oleg Peshkov bị thiệt mạng trong vụ việc nói trên về Nga.
Cả hai phi công trên máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đã kịp nhảy dù xuống lãnh thổ Syria sau khi máy bay của họ bị các máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24/11.
Peshkov thiệt mạng không rõ lý do trong khi phi công còn lại Konstantin Murakhtin đã được giải cứu an toàn và đã trả lời truyền thông Nga.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Những bức ảnh "khó đỡ" của Obama-Putin
Những cuộc gặp mặt đối mặt giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin là khá hiếm, mặc dù hai nhà lãnh đạo thường xuyên trao đổi qua điện đàm. Nhiều bức ảnh chụp các cuộc gặp ngắn gọn giữa hai tổng thống cũng được xem là khá khó xử và vụng về.
2009: Cuộc gặp hai giờ ở Mátxcơva
Năm 2009, sau khi ông Obama nhậm chức Tổng thống Mỹ, trong khi ông Putin đang làm Thủ tướng Nga, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp ở dinh thự riêng của ông Putin ở ngoại ô Mátxcơ va. Cuộc gặp được lên kế hoạch trong vòng 1 tiếng rưỡi, nhưng đã kéo dài thêm nửa tiếng. Hai nhà lãnh đạo chụp ảnh khi đang thưởng trà và bánh ngọt trong vườn của ông Putin. "Tôi thấy ông ấy rất cứng rắn, thông minh, sắc sảo, không ủy mị và rất thực dụng" - ông Obama nhận xét về ông Putin sau cuộc gặp.
2012: Thêm một cuộc gặp 2 giờ ở Mexico
Ông Obama dường như có mối quan hệ tương đối dễ dàng với người tiền nhiệm của ông Putin là Dmitry Medvedev. Tuy nhiên, năm 2012, ông Putin một lần nữa trở thành tổng thống. Ông Obama và Putin đã có cuộc gặp đầu tiên trên cương vị tổng thống tại hội nghị G20 ở San Jose del Cabo, Mexico. Trong vòng 2 tiếng, hai nhà lãnh đạo đã dành tới 1/3 thời lượng để bàn về cuộc xung đột ở Syria. Các quan chức mô tả cuộc hội đàm là "hiệu quả", nhưng mọi việc nhanh chóng tuột dốc sau đó.
2013: Bức ảnh "khó đỡ"
Năm 2013, ông Putin và Obama gặp nhau bên lề hội nghị G8 tại Bắc Ireland. Bức ảnh nổi tiếng chụp hai nhà lãnh đạo cho thấy cả hai đều không thể che giấu sự thất vọng của mình với người kia.
Sự thất vọng đó là sự thật. Ông Obama và các thành viên G8 muốn kêu gọi Tổng thống Syria Assad từ chức để chấm dứt chiến tranh, nhưng sự hỗ trợ của ông Putin với Assad làm chệch hướng kế hoạch này. Như Reuters miêu tả, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo là "cáu kỉnh".
Ngay sau cuộc gặp, ông Obama tuyên bố hủy hội nghị cấp cao sau đó ở Mátxcơva, trước thềm G20 tại St Petersburg. Nhiều người cho rằng, quyết định hủy bỏ có liên quan đến việc Nga cho phép Edward Snowden tị nạn ở Nga.
Cuối cùng, ông Obama và Putin có gặp nhau tại St. Petersburg. Hai nhà lãnh đạo nói chuyện trong góc phòng khoảng 20-30 phút, chủ yếu bàn về Syria.
2014: Cuộc nói chuyện 15 phút
Ông Obama và Putin một lần nữa có cuộc gặp trực tiếp bên lề bữa tiệc trưa nhân ngày D-Day ở Colleville-sur-Mer, Pháp. Hai người tách khỏi đám đông và trò chuyện khoảng 15 phút về tình hình Ukraina.
2014: Cuộc gặp chớp nhoáng ở Bắc Kinh
Tại hội nghị APEC năm ngoái tại Bắc Kinh, hai nhà lãnh đạo một lần nữa tách riêng để nói chuyện. "Trong 3 lần gặp, hai nhà lãnh đạo nói chuyện tổng cộng khoảng 15-20 phút về Iran, Syria và Ukraina" - phát ngôn viên Nhà Trắng cho hay.
2015: Cú chạm ly băng giá ở New York
Tổng thống Nga-Mỹ gặp nhau lần nữa hôm 28.9 tại tiệc trưa do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon tổ chức. Trong bài phát biểu, ông Obama chỉ trích sự can thiệp quân sự của Nga ở Syria và sự ủng hộ của Nga ở Đông Ukraina. Trong khi đó, ông Putin tuyên bố phương Tây chịu trách nhiệm cho tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông và Bắc Phi. Kết quả sau đó là bức ảnh gây xôn xao dư luận và được miêu tả là "cú chạm ly băng giá" giữa hai nhà lãnh đạo.
2015: Cuộc gặp sau cánh cửa ở Paris
Hai nhà lãnh đạo gặp nhau hôm 30.11 bên lề hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Paris. Đây là lần thứ hai hai tổng thống gặp mặt trực tiếp trong vòng 2 tuần. Cũng giống như những lần trước, ông Obama và Putin tiếp tục thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Syria cũng như tình hình ở Ukraina, và vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga.
Theo Lao động
Thổ Nhĩ Kỳ thách thức Nga đưa bằng chứng mua dầu từ IS Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng thách thức Nga đưa ra bằng chứng cho việc Ankara bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 để bảo vệ việc kinh doanh dầu mỏ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). "Nếu các vị cáo buộc một điều gì đó, thì cần đưa ra bằng chứng", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ...