NATO nghi ngờ Nga lập vùng chống tiếp cận ở Syria
Tư lệnh NATO cho biết lực lượng Nga đến Syria có thể không nhằm chống IS mà nhằm thiết lập “ vùng chống tiếp cận”, làm phức tạp hoạt động của Mỹ và đồng minh.
Nga đã đưa 4 chiến đấu cơ Su-30SM đến Syria – Ảnh: AFP
Tướng Philip Breedlove, tư lệnh tối cao NATO Nga đã triển khai các hệ thống chống máy bay tầm xa nhằm giữ lực lượng NATO tránh khỏi 3 khu vực trọng yếu và vùng Baltic, Biển Đen và giờ là vùng Cận Đông, theo trang tin Breaking Defence ngày 28.9.
Tướng Breedlove nói tại trụ sở quỹ Marshall Đức ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 28.9 rằng Nga có thể đang thiết lập vùng chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực ( A2/AD) tại Syria.
Vùng A2/AD đầu tiên được đặt tại Kaliningrad thuộc Nga, nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Hai thuộc cấp của ông Breedlove là các tướng Frank Gorenc và Ben Hodges cũng từng cảnh báo rằng tên lửa từ Kaliningrad có thể bắn tới không phận Ba Lan và cắt đường viện trợ của NATO đến Baltic nếu có xảy ra khủng hoảng.
Xuống phía nam, Nga đã phát triển một vùng A2/AD rất mạnh tại Biển Đen sau khi sáp nhập Crimea. Các tên lửa hành trình chống hạm của Nga có thể hoạt động khắp Biển Đen, trong khi các tên lửa phòng không thì bao quát 40 – 50% Biển Đen, theo tướng Breedlove.
Video đang HOT
Ảnh vệ tinh của Airbus ngày 20.9 cho thấy nhiều máy bay Nga có mặt tại sân bay Basel Assad (Latakia, Syria)
Tư lệnh NATO cho biết phương Tây đang quan ngại về nguy cơ Nga sẽ lập vùng A2/AD tại vùng đông Địa Trung Hải, sau khi chứng kiến những hệ thống vũ khí phòng không rất mạnh mà Nga đưa đến Syria. “Chúng tôi thấy một số hệ thống phòng không rất tiên tiến được đưa đến các sân bay tại đó. Chúng tôi thấy những máy bay chiến đấu trên không rất mạnh được đưa đến”, tướng Breedlove nói.
Tư lệnh NATO cũng chỉ ra mâu thuẫn là trong khi tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) không có lực lượng không quân ở Syria, nhưng Nga lại đưa số vũ khí phòng không hiện đại này đến.
Theo tướng Breedlove, ông tin rằng mục tiêu thực sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin không phải là IS mà nhằm bảo vệ các máy bay Nga có thể tiếp cận các sân bay và cảng biển trong khu vực đông Địa Trung Hải; kế đến là nhằm chống lưng cho chế độ của Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad. Cuối cùng là Nga sẽ thực hiện một vài nhiệm vụ chống IS để hợp thức hóa việc triển khai quân của Moscow tại Syria.
Tư lệnh NATO còn đưa ra cách đáp trả là lực lượng NATO sẽ cứ việc hoạt động tại Baltic và Biển Đen, trong trường hợp có nổ súng, NATO cần đầu tư lực lượng để có thể phá vỡ vùng chống xâm nhập này.
“Là một liên minh, chúng ta cần lùi lại và xem xét khả năng quân sự của chúng ta nhằm đối phó với thách thức A2/AD. Chúng ta cần đầu tư và huấn luyện”, tư lệnh NATO nói.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ chuẩn bị 'chiến tranh lai' chống Nga ở Baltic?
Mỹ chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng "chiến tranh lai" chống lại Nga ở vùng Baltic, truyền thông Đức cho hay.
Các binh sĩ Estonia trong một cuộc tập trận của NATO ở Estonia - Ảnh: Reuters
Lầu Năm Góc đã chuyển hướng chiến lược quân sự đối với Nga, chọn những quốc gia vùng Baltic, vốn là các nước láng giềng của Nga, làm chiến trường, đài Russia Today (Nga) ngày 26.9 dẫn lại thông tin từ trang tin Deutsche Wirtschafts Nachrichten(Đức, viết tắt DWN).
Và Lầu Năm Góc sẽ dùng chiến lược "chiến tranh lai" (hybrid warfare) chống lại Nga ở "chiến trường Baltic", tức triển khai nhiều lực lượng, vũ khí khác nhau từ truyền thống cho đến phi truyền thống bao gồm cả tấn công mạng, theo DWN.
DWN cho hay Mỹ được cho là dùng "mối đe dọa từ Nga" để có cớ tăng cường hiện diện quân sự, tăng cường lính đồn trú tại những quốc gia thành viên NATO ở châu Âu.
Theo DWN, hiện có 40.000 lính Mỹ đồn trú tại Đức, và Mỹ đang triển khai nhiều xe tăng và pháo đến các quốc gia vùng Baltic.
Thời gian gần đây, những cuộc tập trận của NATO tập trung vào diễn tập ứng phó với tình huống giả lập Nga chiếm vùng Baltic.
Hôm 22.9, truyền thông Đức đưa tin Mỹ sắp đưa 20 quả bom hạt nhân B61 mới đến căn cứ không quân Bchel của Đức. Nga tuyên bố sẽ trả đũa nếu thông tin này là thật.
Các nước Baltic - Estonia, Latvia và Lithuania - tách khỏi Liên Xô cũ và trở thành những quốc gia độc lập vào năm 1991, sau đó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO vào năm 2004. Cả ba quốc gia Baltic không có chiến đấu cơ riêng, Russia Today cho hay.
Chính quyền các quốc gia Baltic từng bày tỏ quan ngại trước nguy cơ bị Nga xâm chiếm, sau khi Crimea bỏ phiếu ly khai Ukraine, sáp nhập vào Nga hồi tháng 4.2014.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Rộ tin đồn Trung Quốc đưa tàu sân bay sang Syria Nhiều báo cáo gần đây nói rằng Trung Quốc đưa tàu sân bay và quân sang Syria hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad; chuyên gia quân sự Trung Quốc phủ nhận thông tin này. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh minh họa: Bloomberg Ông Zhang Junshe, chuyên gia quân sự của Viện Nghiên cứu Hải quân của Quân đội...