NATO liên tục chặn máy bay Nga trên biển Baltic
NATO hai lần triển khai chiến đấu cơ trong hai ngày liền để chặn máy bay quân sự Nga trên biển Baltic, trong bối cảnh các báo cáo cho rằng hoạt động quân sự của nước này trong khu vực đang gia tăng.
Máy bay trinh sát Ilyushin-20 của Nga. Ảnh: Wikipedia
Hai chiến đấu cơ F-18 Hornet của Canada hôm 20/10 được triển khai từ căn cứ không quân ở Litva để chặn một máy bay trinh sát Nga, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm qua cho biết. Các máy bay chiến đấu theo dõi chiếc Ilyushin-20 trong khoảng 15 phút. “Ngay sau khi nhận dạng thành công, nhiệm vụ chặn máy bay hoàn tất và hai chiếc Hornet trở về căn cứ”, AFP dẫn thông cáo của NATO cho hay.
Trung tá Robert Gericke, thuộc NATO, cho biết máy bay Nga đã bay ở không phận quốc tế và không xâm phạm lãnh thổ của các nước thành viên liên minh.
Quân đội Latvia cũng cho biết những chiếc F-16 của NATO hôm qua được triển khai để chặn máy bay trinh sát Ilyushin-20 của Nga trên biển Baltic. Ông Gericke xác nhận các máy bay NATO cũng chặn một máy bay Nga hôm qua, nhưng không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Video đang HOT
Những vụ việc tương tự xảy ra trong khu vực vào ngày 7/10 và 11/9, nhưng máy bay Nga không lần nào trở thành mối đe dọa với lực lượng NATO.
NATO có 16 chiến đấu cơ trong khu vực chịu trách nhiệm giám sát không phận ở biển Baltic. Tổ chức này thường triển khai máy bay để nhận dạng “những máy bay không xác định hoặc có thể là kẻ thù” tại vùng lân cận không quận quốc gia.
Hải quân Thụy Điển 5 ngày qua lùng sục vùng biển ngoài khơi quần đảo Stockholm, biển Baltic để tìm dấu hiệu về một “vật thể đáng ngờ”, có thể là một tàu ngầm nước ngoài bị nghi vào lãnh hải trái phép. Cả Nga và Hà Lan đều bác thông tin vật thể là tàu ngầm của họ.
Trọng Giáp
Theo VNE
NATO lợi dụng Ukraine để áp sát biên giới Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để tăng cường sự hiện diện của mình dọc biên giới Nga.
Tuyên bố trên được Đại diện thường trực Nga tại NATO Alexander Grushko đưa ra ngày 5/9 trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Russia 24."
Theo Đại sứ Grushko, cuộc khủng hoảng Ukraine đang được NATO lợi dụng không chỉ để tăng cường quan hệ với Kiev, mà còn thực hiện tham vọng tiến gần hơn tới biên giới nước Nga.
Binh sỹ Ukraine gác tại vùng Kharkiv, cách biên giới Nga khoảng 4km
Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh quyết định của NATO duy trì sự hiện diện thường trực tại Biển Đen và Biển Baltic là hành động làm gia tăng căng thẳng.
Ngoài ra, ông Grushko cũng nêu rõ kế hoạch tập trận của NATO tại Ukraine trước cuối năm 2014 là "trò chơi nguy hiểm" và sự khiêu khích, được xem là hành động cổ xúy, một tín hiệu để chính quyền Kiev giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp quân sự.
Đại sứ Grushko khẳng định Matxcơva sẵn sàng hợp tác với NATO nếu liên minh này tính tới lợi ích quốc gia của Nga. Tuy nhiên, NATO đã từ chối hợp tác với Nga trong vấn đề Afghanistan, đấu tranh chống khủng bố, chống cướp biển.
Theo nhà ngoại giao Nga, NATO đang làm suy yếu vị thế của mình bằng tham vọng mang tính toàn cầu, bởi vì bản thân NATO sẽ không tự mình giải quyết được những vấn đề trên, hơn nữa, việc áp dụng những "công cụ NATO" sẽ chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi đó, cùng ngày, trả lời báo giới về kết quả Hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố tổ chức này không thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào Nga.
Theo ông Rasmussen, NATO vẫn tuân thủ Hiệp ước Lisbon (được ký vào tháng 11/2010), theo đó, các nhà lãnh đạo NATO đã cam kết hệ thống phòng thủ tên lửa của liên minh này sẽ không nhằm vào Nga.
Liên quan kế hoạch của NATO tập trận ở Ukraine, trong một tuyên bố đưa ra sau khi chính quyền Kiev và lực lượng đòi liên bang hóa nhất trí về một lệnh ngừng bắn, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các cuộc tập trận của NATO, dự kiến diễn ra từ ngày 16-26/9, sẽ khiến "căng thẳng gia tăng, đe dọa quá trình mang tính thăm dò hiện nay trong tiến trình hòa bình ở Ukraine, góp phần làm trầm trọng thêm chia rẽ trong xã hội Ukraine".
Theo Vietnam
Nga có gì để đối phó với tàu ngầm Scorpene? - Ba Lan đang có kế hoạch mua tàu ngầm Scorpene của Pháp, nếu kế hoạch được thực hiện thì đây thực sự là mối đe dọa lớn với Nga tại Biển Baltic. Thông tin trên được Tạp chí Navyrecognition cho biết, theo đó việc Ba Lan quyết định mua các tàu ngầm Scorpene là biển Baltic mà nơi Hải quân Ba Lan...