NATO lên tiếng sau khi Nga tuyên bố rút quân khỏi Kherson
Trong khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng việc Nga rút quân về phía tả ngạn sông Dnipro là một chiến thắng dành cho Ukraine, ông vẫn cảnh báo phương Tây không nên loại trừ khả năng Moscow sẽ quay trở lại.
Khi được hỏi về việc Nga thông báo rút quân khỏi Kherson, ông Stoltenberg ca ngợi các lực lượng của Ukraine vì khả năng “giải phóng thêm lãnh thổ của đất nước”, đồng thời nói điều này cho thấy sự hỗ trợ quân sự từ Anh, NATO và các đồng minh cho Kiev là “cần thiết”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Getty Images
“Chúng tôi đã biết thông báo này. Nhưng chúng tôi sẽ chờ xem điều gì thực sự xảy ra trên chiến trường”, người đứng đầu NATO nói hôm 9/11.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá thấp Nga, họ vẫn có khả năng quay trở lại. Chúng tôi đã thấy các máy bay không người lái và các cuộc tấn công bằng tên lửa. Điều này cho thấy Nga vẫn có thể gây ra nhiều thiệt hại”, ông Stoltenberg nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.
Mặc dù đã đẩy lùi một cuộc tấn công lớn của các lực lượng Ukraine hôm 8/11, Tướng Sergey Surovikin của Nga đã chọn rút quân khỏi Kherson về phòng thủ ở tả ngạn Dnipro vào hôm qua (9/11). Ông Surovikin cho rằng Nga sẽ có được lợi thế tốt nhất bằng cách thiết lập phòng thủ ở tả ngạn sông Dnipro để tránh bị bao vây.
Tuần trước, quân đội Nga cho biết mỗi ngày họ sơ tán 5.000 người khỏi Kherson, trong bối cảnh các lực lượng Ukraine đẩy mạnh phản công giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ.
Mặc dù tiếp tục khẳng định không liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột ở Ukraine, các nước thành viên NATO đã cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở nước láng giềng. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, NATO cũng đã xây dựng lực lượng dọc theo biên giới phía Tây của Nga với hơn 30.000 quân.
Ông Stoltenberg đã tuyên bố sẽ tăng quy mô “lực lượng phản ứng nhanh” lên hơn 300.000 người, vì trong tài liệu được công bố hồi tháng 6 NATO coi Nga là “mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất” đối với hòa bình và an ninh./.
NATO bình luận về triển vọng đàm phán nếu Kiev giành lại Kherson
Mỹ và NATO cho rằng có thể khởi động các cuộc đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine nếu Kiev giành được Kherson trong trận chiến có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chiến lược lẫn ngoại giao.
Quân đội Ukraine kiểm tra chiến hào ở Kherson. Ảnh: AP
Theo nhật báo La Repubblica, Washington thường xuyên liên lạc với Brussels và các đồng minh về vấn đề này, cũng như truyền đạt quan điểm đó cho Kiev.
Nguồn tin lưu ý rằng không phải ngẫu nhiên Mỹ và NATO xác nhận đã gửi một lô tên lửa chống máy bay không người lái tới Kiev. Vấn đề quan trọng là giành lại Kherson - mục tiêu chiến lược là bàn đạp để Kiev tiếp cận biển và kiểm soát nguồn tài nguyên nước. Điều này có thể thay đổi tiến trình của cuộc xung đột và khi giành lại Kherson, hai bên có thể sẽ tổ chức các cuộc đàm phán. Theo tờ báo, đây là lần đầu tiên Nhà Trắng đề xuất kịch bản cụ thể như vậy.
Thành phố Kherson nằm bên sông Dnipro (Dnieper) đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga chỉ vài ngày sau khi Moskva phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Chính phủ Ukraine đã coi việc giành lại Kherson là một trong những mục tiêu chính của nước này. Kiev đã lên kế hoạch triển khai cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố trong nhiều tháng. Trong những tuần gần đây, quân đội Kiev đã nhiều lần tiến công trong khu vực, nhưng tất cả đều đã bị Nga đẩy lùi.
Về phần mình, ngày 7/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, trong khi cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine cũng khẳng định Kiev chưa bao giờ từ chối thương lượng với Moskva.
"Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng phía Nga vẫn sẵn sàng đạt được các mục tiêu của mình thông qua các cuộc đàm phán. Chúng tôi cũng nhiều lần tuyên bố rằng, hiện tại chúng tôi chưa nhìn thấy cơ hội đàm phán bởi vì Kiev đã ký sắc lệnh không tiếp tục đàm phán với Nga", ông Peskov nói.
Cùng ngày, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine, cho biết Kiev chưa từng từ chối đàm phán với Moskva. Ông nói: "Ukraine chưa bao giờ từ chối đàm phán. Lập trường đàm phán của chúng tôi công khai và cởi mở", đồng thời khẳng định trước tiên Nga phải rút quân khỏi Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 10 đã ký sắc lệnh bác khả năng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ông Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng không phải với ông Putin. Nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định ông không đối thoại với Tổng thống Putin và không có triển vọng đàm phán trong tương lai với nhà lãnh đạo Nga.
Nga dựng hàng rào 'răng rồng' làm chậm bước tiến của các lực lượng Ukraine Bộ Quốc phòng Anh cho biết binh sĩ Nga đang xây dựng lượng lớn rào chắn bê tông để cản trở các xe quân sự tại những khu vực chiến lược. Các rào chắn bê tông hình chóp bên ngoài cảng Mariupol. Ảnh: Getty Images Tờ Guardian đưa tin nguồn tin tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cho biết quân dội Nga...