NATO lên kế hoạch hạn chế quyền lực của Tổng thống Zelensky
Theo RT, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đang xem xét thúc đẩy việc gạt Tổng thống Ukraine Zelensky ra khỏi các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột bằng cách làm mất uy tín của ông trước thềm cuộc bầu cử có thể diễn ra vào mùa thu năm sau.
Binh sĩ Ukraine làm nhiệm vụ tại vùng Donetsk. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là thông tin do SVR đưa ra hôm 3/2. Cơ quan này tin rằng các quan chức phương Tây coi Tổng thống Zelensky là trở ngại chính đối với các cuộc đàm phán hòa bình với Moskva.
Tổng thống Zelensky vẫn giữ chức dù nhiệm kỳ của ông đã chính thức kết thúc vào tháng 5 năm ngoái. Ông từ chối rời bỏ quyền lực và hoãn bầu cử tổng thống với lý do thiết quân luật được ban bố từ năm 2022 sau khi xung đột với Nga leo thang.
Các nhà lãnh đạo phương Tây đang tìm cách “đóng băng” xung đột bằng cách thúc đẩy Moskva và Kiev đàm phán, nhưng Tổng thống Zelensky bị coi là rào cản, theo SVR.
SVR tuyên bố Washington và Brussels đồng ý rằng trở ngại chính đối với kịch bản này là ông Zelensky. Để giải quyết vấn đề này, liên minh quân sự này được cho là đang chuẩn bị một chiến dịch nhằm làm mất uy tín của Tổng thống Zelensky trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Ukraine, mà theo SVR có thể diễn ra vào mùa thu năm sau.
Video đang HOT
Cơ quan tình báo Nga tuyên bố rằng các quan chức phương Tây dự định công bố thông tin liên quan đến việc Tổng thống Zelensky và đội ngũ của ông làm thất thoát hơn 1,5 tỷ USD, số tiề.n vốn dành để mua sắm trang thiết bị quân sự.
Ngoài ra, thông tin từ SVR cũng cáo buộc chính quyền Tổng thống Zelensky tham gia vào các kế hoạch biển thủ lương của 130.000 binh sĩ Ukraine đã tử trận nhưng vẫn được liệt kê là đang phục vụ trong quân ngũ. SVR còn cho rằng Tổng thống Ukraine có liên quan đến việc bán bất hợp pháp vũ khí do phương Tây cung cấp cho các nhóm vũ trang ở châu Phi.
SVR nhận định rằng sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đã tạo ra sự bất ổn về tương lai của sự hỗ trợ từ phương Tây dành cho Ukraine, điều này có thể đẩy nhanh kế hoạch thay thế Tổng thống Zelensky. Theo cơ quan này, mục tiêu lớn hơn của NATO là duy trì Ukraine như một bàn đạp chống Nga, bất kể tình hình trên chiến trường ra sao.
Hiện NATO và các quan chức Ukraine vẫn chưa có phản hồi về tuyên bố của SVR.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP vào ngày 1/2, Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga né tránh đàm phán hòa bình và tái khẳng định lời kêu gọi phương Tây đảm bảo an ninh cho Ukraine như một điều kiện tiên quyết để đàm phán. Ông lập luận rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là phương án “rẻ nhất” để phương Tây đảm bảo những cam kết an ninh này.
Moskva nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình nhưng khẳng định không thể thực hiện được do lệnh cấm đàm phán với Nga do Tổng thống Zelensky ban hành vào năm 2022.
Giới lãnh đạo Nga cũng tuyên bố rằng việc “đóng băng” xung đột là không thể chấp nhận được và Ukraine không thể gia nhập NATO. Các quan chức Nga nhấn mạnh rằng tính trung lập của Ukraine, việc nước này rút khỏi các vùng lãnh thổ của Nga, cũng như đảm bảo pháp lý cho cộng đồng nói tiếng Nga, là những điều kiện cần thiết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Ông Zelensky: Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân là một sai lầm
Theo ông Zelensky, thay vì từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Ukraine nên yêu cầu gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Ngày 27/1, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Italia Cecilia Sala của báo Il Foglio, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết việc từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy Bản ghi nhớ Budapest là "hoàn toàn xuẩn ngốc, phi logic và vô trách nhiệm".
"Nếu tôi được phép trao đổi vũ khí hạt nhân, tôi sẽ đổi chúng lấy thứ gì đó thực sự mạnh mẽ có thể ngăn chặn bất cứ kẻ tấ.n côn.g nào, dù họ có sức mạnh, lãnh thổ và quân đội to lớn. Đó phải là một quân đội mạnh mẽ và một khối an ninh mạnh mẽ. Bởi vậy, tôi tin rằng việc trao đổi vũ khí hạt nhân trước đây thật xuẩn ngốc, phi logic và rất vô trách nhiệm", ông Zelensky nói.
Trả lời câu hỏi liệu ông đã thảo luận về Bản ghi nhớ Budapest với Tổng thống Mỹ Donald Trump hay chưa, ông Zelensky cho biết: "Chúng tôi đã nói về Bản ghi nhớ với Tổng thống Trump và ông ấy đã lắng nghe quan điểm của tôi".
Theo ông Zelensky, thay vì từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Ukraine nên yêu cầu gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Trao đổi lấy những đảm bảo an ninh thực sự là điều rất cần thiết và đó chỉ có thể là NATO. Thành thật mà nói, ngày nay sự đảm bảo đó vẫn là NATO", ông Zelensky nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 5/1 khi trao đổi với nhà báo Mỹ Lex Fridman, ông Zelensky cũng đã nhắc tới sự nuối tiếc khi Kiev không sở hữu vũ khí hạt nhân để đối phó hiệu quả với Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, khoảng 1.700 đầu đạn hạt nhân đã được để lại trên lãnh thổ Ukraine. Về mặt kỹ thuật, với kho dự trữ này Ukraine đã trở thành một cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Tuy nhiên, quyền kiểm soát hoạt động của các vũ khí hạt nhân vẫn thuộc về Nga.
Trên thực tế, chính quyền Ukraine hiện tại nhiều lần từng tuyên bố Kiev từ bỏ kho vũ khí hạt nhân theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Nga, Anh và Mỹ.
Về phần mình, Nga cho rằng Ukraine chưa bao giờ có bất kỳ vũ khí hạt nhân nào vì đó là tài sản của Liên Xô, về mặt pháp lý, thuộc về Moscow.
Tổng thống Zelensky thừa nhận thực tế 'phũ phàng' với tham vọng gia nhập NATO Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ rằng hiện có bốn quốc gia phản đối Kiev gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Binh sỹ Ukraine tại Donest, miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Bốn quốc gia mà Tổng thống Zelensky nói tới bao gồm Mỹ, Hungary, Slovakia và Đức đều phản đối việc Ukraine gia nhập NATO vì nhiều...