NATO lại đe dọa trừng phạt Nga nếu không tuân thủ hiệp ước INF
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đe dọa trừng phạt nếu Nga từ bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Mỹ.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
“Nga không thể hiện dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ trở lại tuân thủ hiệp ước hạt nhân INF trước hạn chót ngày 2/8. Nếu Nga không tiếp tục duy trì INF, chúng tôi sẽ đáp trả bằng một phương pháp có thể đo lường với sức răn đe đáng tin cậy và hiệu quả”, hãng tin Sputnik dẫn lời phát biểu của ông Stoltenberg ngày 15/7.
Trước đó, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini ngày 14/7 cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc đối với những diễn biến liên quan đến Hiệp ước INF khi nó có thể chấm dứt vào ngày 2/8″.
“Những ngày sắp tới là cơ hội cuối cùng để đối thoại và tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm bảo tồn yếu tố quan trọng đối với cấu trúc an ninh của châu Âu này”, bà Mogherini nói.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Video đang HOT
Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển.
Ngày 2/2, Mỹ chính thức đình chỉ tham gia hiệp ước này. Washington cho rằng Moscow đã vi phạm Hiệp ước, chế tạo tên lửa hành trình “Novator 9M729″ được đặt trên mặt đất cho tổ hợp Iskander.
Cùng ngày, đáp lại quyết định của Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga cũng quyết định đình chỉ tham gia Hiệp ước.
Mới đây, ông Putin ngày 3/7 đã thông qua dự luật về việc nước này chính thức tạm ngưng tuân thủ hiệp ước INF.
Hai quan chức cấp cao trong trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/6 cho hay phái đoàn Nga và Mỹ sẽ gặp nhau trong tuần này tại Geneva, Thụy Sĩ để thảo luận về kiểm soát vũ khí và khả năng mời Trung Quốc tham gia đàm phán cho một hiệp ước vũ khí hạt nhân ba bên mới,
Ý tưởng này được ông Trump đưa ra trong cuộc gặp Tổng thống Nga Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật hồi cuối tháng 6. Ông chủ Nhà Trắng cũng phát tín hiệu tới Chủ tịch Trung Quốc về hiệp ước kiểm soát vũ khí ba bên. Tổng thống Nga tỏ ý quan tâm đến đề xuất, trong khi Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ khả năng tham gia thỏa thuận với Moscow và Washington.
Chu La
Theo VNF
Theo Sputnik
Mỹ bắt đầu 180 ngày rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga
Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ ngừng thực hiện các nghĩa vụ của nước này theo hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), đồng thời cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga từ ngày 2/2 và sẽ chính thức rút khỏi thỏa thuận kiểm soát vũ khí này trong 6 tháng nếu Moscow không chấm dứt hành vi vi phạm hiệp ước.
Ông Pompeo nói rằng chính quyền Mỹ sẽ thông báo chính thức cho Nga rằng Washington sẽ hủy bỏ thỏa thuận ra đời năm 1987 và nếu Moscow không tuân thủ, hiệp ước "sẽ chấm dứt".
Sự rút lui của Mỹ đã được dự đoán trong nhiều tháng nay, khi Washington liên tục cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước, điều mà Nga phủ nhận.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố vào ngày 1/2 rằng Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước INF. Ảnh: Gizmodo.
"Nga đã gây nguy hiểm cho lợi ích an ninh của Mỹ. Và chúng tôi không còn bị hạn chế bởi hiệp ước trong khi Nga đã vi phạm một cách đáng xấu hổ", ông Pompeo phát biểu trong cuộc họp báo sáng 1/2.
"Nga tiếp tục phủ nhận rằng hệ thống tên lửa của họ đã bất tuân và vi phạm hiệp ước. Sự vi phạm của Nga đã đẩy hàng triệu người châu Âu và Mỹ vào rủi ro cao hơn. Nó nhằm khiến Mỹ chịu bất lợi về quân sự và giảm bớt cơ hội chuyển quan hệ song phương của hai nước sang hướng tốt hơn", ông Pompeo nói.
Hiệp ước INF được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký vào năm 1987. Các bên đồng ý giải giáp gần 2.700 tên lửa hạt nhân tầm gần và trung, chấm dứt thế đối đầu hạt nhân nhiều rủi ro giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu.
Những vũ khí như vậy được coi là đặc biệt nguy hiểm vì chúng chỉ mất vài phút để tiếp cận mục tiêu, khiến các nhà lãnh đạo chính trị có rất ít thời gian để cân nhắc phản ứng và làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong trường hợp cảnh báo tấn công sai.
Không lâu sau tuyên bố từ Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lên tiếng ủng hộ quyết định của Tổng thống Donald Trump.
"Mỹ hành động như vậy là để đối phó với những nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương gây ra bởi hoạt động thử nghiệm, sản xuất bí mật của Nga cũng như việc triển khai các hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 của nước này", NATO nói.
Theo Vietnam
EU yêu cầu họp khẩn giữa các bên của thỏa thuận hạt nhân Các cường quốc EU kêu gọi một cuộc họp khẩn giữa các bên trong thỏa thuận hạt nhân 2015 về việc tuân thủ thỏa thuận của Iran sau tuyên bố Tehran tăng sản lượng làm giàu uranium. Năm 2018, sau khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân 2015 (JCPoA), hiện chỉ có Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc và Iran là các...