NATO ký thỏa thuận về quản lý không phận với các nước Baltic
Các nước Baltic là Estonia, Latvia, và Lithuania (sát Nga) đã ký thỏa thuận về cơ chế quản lý không phận với NATO.
Phó Tổng thư ký liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) Alexander Vershbow hôm 14/7 cho biết NATO đã ký thỏa thuận về cơ chế quản lý không phận với 3 nước Baltic là Estonia, Latvia, và Lithuania.
(Ảnh: nato.intl).
Trong buổi lễ ký kết, ông Vershbow nhấn mạnh, thỏa thuận này giữa NATO và ba nước Baltic sẽ tạo nhiều cơ hội đào hội đào tạo phi công trong khu vực Baltic.
Thỏa thuận cũng gửi đi thông điệp về trách nhiệm của NATO trong việc bảo vệ không phận và người dân trong khu vực.
Nội dung thỏa thuận có quy định những nhiệm vụ của NATO trong thỏa ước mang tên “Giám sát không phận Baltic” để hỗ trợ các nước thành viên nhỏ ở khu vực Baltic trong việc bảo vệ các đường biên giới với Nga. Các thỏa thuận vừa được ký kết cũng sẽ tăng cường phối hợp dân sự-quân sự.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenber cũng thông báo, trong tuần này liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ nhất trí triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia đến các nước Baltic và Ba Lan, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước Nga.
Video đang HOT
Hiện Nga chưa phản ứng gì về thông tin trên. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Nga lâu nay luôn cáo buộc NATO đang ngày càng triển khai nhiều lực lượng quân sự đến sát biên giới của họ. Nga đã tuyên bố sẽ đáp trả bằng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia của Nga./.
Vũ Anh Tuấn Theo Reuters
Theo_VOV
Na Uy gia tăng chốt chặn Nga
Sau khi tiến hành loạt cuộc tập trận trên Baltic, Na Uy tiếp tục gia tăng sức mạnh quân sự tại Bắc Cực nhằm kiểm soát hoạt động của Nga tại đây.
Kiểm soát tàu ngầm Nga
Theo Sputnik, Hải quân Na Uy vừa chính thức được tiếp nhận tàu do thám quân sự FS Marjata IV và con tàu này sẵn sàng làm nhiệm vụ của NATO tại khu vực biển Barents và biển Na Uy.
Nguồn tin từ Hải quân Na Uy cho biết, FS Marjata IV sẽ là một trong 2 tàu mà NATO sẽ gửi đến vùng biển Bắc Cực trong một nỗ lực nhằm phát hiện ra những tàu ngầm Nga có thể hoạt động tại đây.
Là loại tàu do thám quân sự mới nên nhiều thông tin về FS Marjata IV vẫn được bảo mật. FS Marjata IV sẽ lớn và hiện đại hơn phiên bản được vận hành bởi Cơ quan Tình báo Na Uy từ thời Chiến tranh lạnh.
Chiếc tàu dài 126m, rộng 23,5m, được phát triển bởi các chuyên gia ở căn cứ hải quân Chatham, Mỹ. Marjata giờ đã trở thành dự án thiết bị quân sự có chi phí lớn nhất trong lịch sử quân đội Na Uy với 170 triệu USD.
Ngoài phiên bản FS Marjata IV, hiện Na Uy đang có kế hoạch nâng cấp thế hệ FS Marjata III. Các tàu Marjata nói chung có thể vận hành ngay cả khi phần lớn của chiếc tàu nằm dưới nước.
Tàu do thám FS Marjata.
Để thực hiện những chuyến đi biển dài ngày, Marjata được trang bị 2 động cơ chạy diesel và 2 động cơ dung nhiên liệu khí đốt hoạt động rất yên tĩnh nên không hề ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các cảm biến đặt trên tàu.
Ngoài ra, boong tàu Marjata có diện tích đủ rộng làm bến đỗ cho trực thăng làm nhiệm vụ do thám và săn tìm tàu ngầm trên biển.
Chốt chặn tại Baltic
Trước khi gia tăng hoạt động tại Bắc Cực, Na Uy tiên hành nhiều hoạt động nhằm kiềm kiểm soát Nga tại Baltic. Hồi năm 2015, Na Uy đảm nhiệm trách nhiệm chính trong sứ mệnh của NATO bảo vệ không phận Estonia, Latvia và Litva. Trong sứ mệnh này, các quốc gia đồng minh của NATO lần lượt tiến hành việc tuần tra trên không trong bốn tháng.
Na Uy chỉ huy sứ mệnh trên từ căn cứ iauliai với bốn máy bay F-16 được hỗ trợ bởi bốn máy bay khác của Italy. Bốn máy bay của Anh đóng tại căn cứ Amari thuộc Estonia, trong khi đó Bỉ cung cấp bốn chiến đấu cơ F-16 đóng tại Malbork (Ba Lan).
NATO đã tiến hành chiến dịch bảo vệ không phận các quốc gia Baltic kể từ năm 2004 khi ba quốc gia Estonia, Latvia và Litva gia nhập liên minh quân sự này.
Với sứ mệnh này, NATO giúp đỡ các đồng minh Baltic hiện không có chiến đấu cơ theo dõi không phận. Sau xung đột giữa Nga và Ukraine, sứ mệnh giám sát trên không của NATO đã được tăng cường bằng việc bổ sung thêm các máy bay chiến đấu.
Máy bay của NATO giám sát không phận các quốc gia Baltic có nhiệm vụ đánh chặn các máy bay chiến đấu và ném bom của Nga hoạt động gần không phận các quốc gia này.
Cùng với nhiệm vụ chỉ huy giám sát không phận các nước Baltic, Na Uy còn đăng cai tổ chức cuộc diễn tập tác chiến chống ngầm của NATO với sự tham gia của khoảng 5.000 binh lính đến từ các quốc gia thành viên.
Theo trang website chính thức của Quân đội Na Uy, cuộc diễn tập mang tên "Dynamic Mongoose" (Con cày Mangut năng động), diễn ra tại Biển Bắc và Skagerrak và có sự tham gia của cả các tàu ngầm, tàu chiến và máy bay.
Cuộc diễn tập được tiến hành giữa lúc căng thẳng trong khu vực đang gia tăng sau những tuyên bố được cho là phát hiện các tàu ngầm lạ hoạt động tại khu vực.
Người đứng đầu lực lượng chiến đấu của hải quân Na Uy chỉ ra rằng rất khó để phát hiện các tàu ngầm dọc theo bờ biển Na Uy. Do đó, ông cho rằng cuộc diễn tập này là một cách tốt để làm quen với các hoạt động như vậy.
"Na Uy là một địa điểm hấp dẫn để huấn luyện và luyện tập đối với các lực lượng vũ trang nước ngoài", Thiếu tướng Ole Morten Sandquist nói và cho biết thêm rằng, NATO rất giỏi về các hoạt động chống ngầm trong khu vực này.
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga tiếp tục vi phạm không phận Trong bài phát biểu tại Ankara vào hôm 24-2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa tiếp tục cáo buộc Nga đã vi phạm không phận và nhận định rằng, thỏa thuận ngừng bắn Syria do Nga và Mỹ lập nên sẽ chỉ có lợi cho Tổng thống Bashar Assad. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cáo buộc Nga tiếp...