NATO không điều vũ khí hạt nhân tới Đông Âu
Bất chấp căng thẳng với Nga về Ukraina, NATO sẽ không bố trí vũ khí hạt nhân hay một lượng lớn quân tham chiến ở Đông Âu, Reuters dẫn lời Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết hôm 19/5.
Các quan chức NATO cho biết, Nga và các đại sứ của khối này có thể gặp nhau vào đầu tuần tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Năm 1997, trong thời điểm quan hệ giữa hai bên còn tốt, NATO đã đạt được một thỏa thuận với Nga, theo đó, các nước thành viên của khối này tuyên bố không có ý định triển khai vũ khí hạt nhân tới lãnh thổ của các thành viên mới bắt đầu gia nhập NATO vào 1999, sau khi Liên Xô sụp đổ.
Theo thỏa thuận trên, NATO cũng cam kết bảo vệ các thành viên thông qua tiếp viện quân thay vì đóng quân thường trực trên lãnh thổ đó.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu khủng hoảng Ukraina có dẫn tới việc NATo sẽ cân nhắc lại cam kết không bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia thành viên mới không, ông Rasmussen phát biểu tại một cuộc họp báo rằng: “Vào thời điểm này, tôi không tiên đoán trước bất cứ đề nghị thay đổi nào trong thỏa thuận 1997 giữa NATO và Nga”.
Tuy nhiên, quan chức trên cho hay, hành động của Nga ở Ukraina đã tạo ra một tình huống an ninh hoàn toàn mới ở châu Âu và NATO phải thích ứng với điều đó. Các quyết định lâu dài sẽ được thực thi khi lãnh đạo NATO gặp nhau tại Wales vào tháng 9 tới.
Kể từ khi Nga sáp nhập vùng Crưm của Ukraina, NATO đã chuyển quân để trấn an khu vực Đông Âu đang lo sợ. Tàu và máy bay đã được triển khai tạm thời tới các nước thành viên ở vùng này và các cuộc diễn tập quân sự cũng được đẩy mạnh.
Ba Lan đã kêu gọi NATO đóng quân trên lãnh thổ nước này thường trực, điều mà Nga cho rằng nó sẽ phá vỡ thỏa thuận năm 1997. Trong khi đó, một số nhà ngoại giao NATO lại lập luận rằng khi Nga sáp nhập Crưm thì chính họ đã phá vỡ thỏa thuận năm 1997 – theo đó, Nga và NATO cam kết không dùng vũ lực đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
NATO triển khai thêm lực lượng ở miền đông châu Âu
NATO hôm nay 16/4 cho hay sẽ triển khai thêm lực lượng không quân, hải quân và bộ binh ở miền đông châu Âu nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Ukraine và sẽ hành động thêm nếu cần thiết.
Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường của Mỹ USS Donald Cook đã hiện diện ở Biển Đen từ vài ngày nay.
"Hôm nay chúng tôi đã nhất trí đối với một gói các biện pháp quân sự", lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay sau cuộc họp của các đại sứ từ 28 thành viên của khối hiệp ước xuyên Đại Tây Dương này.
Tuyên bố được đưa ra sau khi lực lượng Ukraine mở cuộc tấn công "chống khủng bố" nhằm vào những người biểu tình thân Nga ở đông nam Ukraine và sau khi Tổng thống Nga Putin cảnh báo Ukraine đang ở trên bờ vực chiến tranh. Cảnh báo của ông Putin khiến các nước phương Tây lo ngại Nga có thể cam thiệp vào Ukraine.
Ông Rasmussen từ chối tiết lộ lực lượng mới nào sẽ được triển khai và được triển khai ở đâu. Nhưng ông cho biết, NATO sẽ tăng cường các chuyến bay tuần tra, tàu ở Biển Baltic cùng vùng đông Địa Trung Hải.
Ông cho hay quyết định sẽ được áp dụng "ngay lập tức" và "sẽ có hành động thêm, nếu cần thiết, trong vài tuần và vài tháng tới".
Khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, NATO cũng đã có những động thái tương tự, với Mỹ phái chiến đấu cơ, tàu chiến, khu trục hạm tới các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan nhằm củng cố niềm tin ở các nước từng thuộc Liên Xô cũ này.
Sau chiến tranh lạnh và sau khi Liên Xô tan rã, nhiều nước ở miền đông châu Âu đã nhanh chóng gia nhập NATO. Và Nga coi cuộc "đông tiến" của NATO là đe dọa trực tiếp đối với an ninh nước này.
Nga cũng liên tục phủ nhận cáo buộc của phương Tây, cho rằng nước này nhúng tay vào các cuộc biểu tình ở đông, nam Ukraine.
Theo Dantri
Giám đốc CIA bí mật tới Ukraine bằng tên giả? Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan đã bí mật tới thủ đô Kiev của Ukraine hôm 12/4 với một cái tên giả. Giám đốc CIA John Brennan được cho là đã đến Kiev đạo diễn chiến dịch trấn áp người biểu tình thân Nga ở miền Đông Ukraine. Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn nguồn tin...