NATO khẳng định sẽ “theo sát” Nga sau vụ bắt giữ tàu
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kêu gọi NATO triển khai tàu chiến tới Biển Azov để hỗ trợ nước này sau vụ việc Nga bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine ở Eo biển Kerch, gần bán đảo Crimea vào hôm Chủ Nhật (25.11) vừa rồi.
Quân nhân Romania theo dõi cuộc tập trận của NATO trên Biển Đen. Ảnh: Getty.
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn lời nữ phát ngôn viên của NATO Oana Lungescu, khối quân sự này sẽ “tiếp tục đánh giá (assess) sự hiện diện của mình ở khu vực Biển Đen”, nơi tàu của đồng minh đang thực hiện các vụ tập trận, tuần tiễu thường xuyên.
Video đang HOT
Bà Oana còn cho biết rằng “đã có rất nhiều đơn vị NATO ở Biển Đen” và trong năm nay, tàu của NATO đã dành 120 ngày ở khu vực, nhiều hơn 40 ngày so với hồi năm ngoái.
“Nhiều nước đồng minh thực hiện chính sách đường không của NATO trong khu vực. Bên cạnh đó, các đồng minh còn thực hiện các chuyến bay trinh sát thường xuyên trên vùng trời Biển Đen. Chúng ta còn có một lữ đoàn liên hợp quốc gia do Romania chỉ huy đang đóng quân tại Craiova. [...] Ba thành viên NATO – Bulgari, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ – đều là những quốc gia bờ biển có khả năng triển khai lực lượng vũ trang ở khu vực Biển Đen”, bà Oana khẳng định.
Theo Sputnik, lời của phát ngôn viên Oana Lungescu được đưa ra sau khi phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moscow coi việc Tổng thống Poroshenko yêu cầu NATO triển khai thuyền chiến tới Biển Azov là một hành động gây hấn Nga mà mục đích cuối cùng là để thu hút sự ủng hộ cho cuộc bầu cử vào năm tới tại Ukraine.
Theo Danviet
Chống lưng Ukraine, phương Tây mạo hiểm chiến tranh với Nga
Viết trên trang tin RT, nhà báo Finian Cunningham lo ngại rằng với sự cổ vũ, "đồng lòng nhất ý" của Mỹ, EU và NATO khi tuyên bố Nga mới là bên gây hấn trong vụ việc Eo biển Kerch, Ukraine sẽ ngày càng thực hiện nhiều hành động khiêu khích liều lĩnh, đẩy căng thẳng với Nga lên mức mới.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bắt tay với ông Peter Halvorsen - Sĩ quan Chỉ huy tàu chiến Mỹ USS Carney. Ảnh: Reuters.
Theo nhà báo Finian Cunningham, có lẽ việc tàu Hải quân Ukraine đi vào Eo biển Kerch để thăm dò phản ứng an ninh của lực lượng biên phòng biển Nga là điều không cần bàn cãi. Lý do là trái ngược với thủ tục mở đường bình thường, các tàu chiến Ukraine đã từ chối giao tiếp với phía Nga.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) vào hôm thứ Hai (26.11) vừa rồi, Mỹ, Anh và Pháp đều từ chối nghe lời tranh luận hợp pháp của Nga về việc bắt giữ tàu và thủy thủ Ukraine. Thay vào đó, phương Tây đã nhất quyết đứng về phía Tổng thống Petro Poroshenko, ủng hộ lập luận của Kiev rằng Hải quân Ukraine đã bị Nga tấn công bất hợp pháp. Sau đó, Washington và đồng minh cùng lên tiếng chỉ trích "hành động gây hấn" của Moscow, yêu cầu Điện Kremlin phải ngay lập tức cho hồi hương toàn bộ tàu và thủy thủ đoàn Ukraine.
Tuy nhiên, theo nhà báo Cunningham, đang có những dấu hiệu cho thấy Kiev chủ động lên kế hoạch gây hấn để "tạo sự kiện". Khi bị thẩm vấn, một số thủy thủ Ukraine cũng thừa nhận bản thân biết rõ việc đi vào Eo biển Kerch không thông báo trước là hành vi gây hấn. Ngoài ra, theo đài Radio Free Europe của chính phủ Mỹ, Cục Tình báo Ukraine (SBU) đã xác nhận rằng nhân viên của cục này cũng ở trên tàu.
Bên cạnh đó, cần phải nhắc lại rằng NATO đang gia tăng sự hiện diện quân sự ở miền đông Ukraine và Biển Đen. Trong vài tháng gần đây, Mỹ và Anh đã tăng cường triển khai quân nhân tới hai khu vực nói trên dưới danh nghĩa "huấn luyện" và "hỗ trợ" chính phủ Kiev.
Nhà báo Finian Cunningham cho rằng, với sự hỗ trợ, ủng hộ của Mỹ, Anh và đồng minh, Tổng thống Petro Poroshenko rất có thể sẽ tiếp tục các hành vi gây hấn nhằm 2 mục đích chính: một là thu hút thêm sự ủng hộ cho chính phủ Kiev vốn đang rất lung lay bởi các vấn đề trong nước; hai là để thu hút sự ủng hộ để Ukraine có thể gia nhập khối NATO.
Theo ông Cunningham, dù là vì mục đích nào, các hành vi gây hấn của Ukraine sẽ là góp phần đẩy căng thẳng Ukraine - Nga nói riêng và Mỹ, NATO - Nga nói chung lên mức mới.
Theo Danviet
Ukraine cầu xin phương Tây "dạy Putin một bài học" Nhà ngoại giao hàng đầu Ukraine tại Đức đã lên tiếng hối thúc Berlin và các quốc gia phương Tây trừng phạt Nga sau vụ việc Moscow bắt giữ 3 tàu Hải quân nước này ở gần bán đảo Crimea. Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters. Theo Reuters, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrij Melnyk đã kêu gọi Berlin và...