NATO khai mạc hàng loạt các cuộc tập trận tại châu Âu
3 cuộc tập trận đã được khai mạc cùng lúc ở châu Âu vào hôm 4-5 vừa qua, huy động hàng nghìn hàng nghìn binh sĩ từ các nước NATO và đồng minh.
Estonia đang tổ chức một cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay. Có tên Siil-2015, cuộc tập trận này bao gồm 13.000 binh sĩ trong đó có 7.000 lính dự bị và các thành viên của lực lượng tình nguyện quân đội Estonia.
3 cuộc tập trận ở châu Âu đã được khai mạc cùng lúc ở châu Âu
Siil-2015, có kế hoạch kết thúc vào ngày 15-5, và huy động lực lượng của cả Mỹ, Anh, Đức, Latvia, Lithuania, Bỉ và Ba Lan, cũng như Hà Lan. Binh lính Mỹ hiện đang đóng quân tại Estonia như một phần của chiến dịch huấn luyện “Giải pháp Đại Tây Dương” và sẽ mang tới các xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams đến cuộc tập trận này. Trong khi đó, lực lượng phòng không của Anh, Bỉ và Đức, cũng như một vài máy bay quân sự của NATO cũng sẽ có mặt.
Video đang HOT
Quân đội Lithuania đang thực hiện bài diễn tập quân sự của riêng mình như một phần của cuộc tập trận lớn nhất đấu nước Lightning Strike. Cuộc tập trận này huy động 3.000 binh lính và tập trung vào việc huấn luyện các hành động phối hợp giữa quân đội và dân quân nhằm chống lại nhiều mối đe doạ khác nhau bao gồm bằng cả phương pháp quân sự lẫn phi quân sự.
Lightning Strike cũng sẽ kiểm tra các hệ thống triển khai linh hoạt và công tác an ninh mạng, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Lithuania.
Ở Na Uy, NATO và đồng minh đang thực hiện các bài tập trận chống ngầm thường niên. Khoảng 5.000 binh lính từ 10 nước NATO và Thuỵ Điển sẽ tham gia vào bài diễn tập này. Có tên Dynamic Mongoose, bài diễn tập này sẽ tối ưu hoá các hoạt động của các tàu mặt nước, máy bay và các công nghệ radar và sonar nhằm tìm và tiêu diệt tàu ngầm. Mỹ, Đức và Thuỵ Điển là các nước cung cấp tàu ngầm.
Đợt tập trận 2 tuần này diễn ra sau khi có thông tin cho rằng một tàu ngầm nước ngoài xuất hiện ngoài khơi Phần Lan. Vào mùa thu năm ngoái, một trường hợp tương tự đã diễn ra ngoài khơi Stockholm và sau đó được xác định rằng tàu lạ thực ra là một chiếc thuyền dân sự. Ban đầu, phía Thuỵ Điển đã cho rằng đây là tàu ngầm từ Nga.
Khi phát biểu về cuộc tập trận Dynamic Mongoose, các chỉ huy NATO khẳng định cuộc tập trận này không nhằm vào bất cứ nước này.
Theo_An ninh thủ đô
Không cho phép kẻ mạnh bắt nạt
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao Á - Phi 2015 vào hôm qua 22.4, Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Joko Widodo đánh giá: "Thế giới mà chúng ta thừa hưởng ngày nay vẫn còn đầy bất công mang tính toàn cầu, sự bất bình đẳng và bạo lực. Giấc mơ chung của chúng ta về một nền văn minh thế giới mới dựa trên công bằng xã hội, bình đẳng, hài hòa và thịnh vượng, vẫn chưa trở thành hiện thực".
Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao Á - Phi 2015 - Ảnh: AFP
Tổng thống Indonesia thẳng thắn phê phán rằng việc một nhóm các quốc gia giàu cho rằng có thể thay đổi thế giới bằng cách sử dụng vũ lực. Theo ông, việc sử dụng vũ lực đơn phương ngoài yêu cầu của LHQ đã làm suy yếu sự tồn tại của "cơ thể thế giới" và chỉ đem lại sự khốn cùng.
Ông Widodo kêu gọi các quốc gia Á, Phi hợp tác chặt chẽ để xóa đói giảm nghèo, cải thiện dịch vụ giáo dục và y tế, thúc đẩy khoa học - công nghệ và cung cấp việc làm cho mọi người dân. Bên cạnh đó là thúc đẩy đoàn kết, cùng phát triển, mở rộng hợp tác thương mại - đầu tư...
Tổng thống Indonesia nhấn mạnh đến sự ổn định bên trong và bên ngoài của mỗi quốc gia cũng như vấn đề tôn trọng nhân quyền. Ông cũng đề nghị các quốc gia Á, Phi hợp tác để đảm bảo rằng các đại dương và vùng biển an toàn cho thương mại quốc tế. "Chúng tôi hy vọng rằng không có xung đột giữa các quốc gia hoặc giải quyết tranh chấp bằng vũ lực", ông Widodo nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhìn nhận các quốc gia Á, Phi hiện đang chia sẻ nhiều nguy cơ hơn so với thời điểm 60 năm trước. Tuy nhiên ông Abe đã khẳng định quyết tâm của Nhật trong đảm bảo hòa bình, thịnh vượng theo những nguyên tắc được đưa ra tại Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất (Bandung 1955).
Nhắc lại các nguyên tắc "Không có hành động xâm lược, đe dọa xâm lược hoặc sử dụng vũ lực đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào", "giải quyết tất cả các cuộc xung đột quốc tế bằng các biện pháp hòa bình" của Hội nghị Bandung 1955, Thủ tướng Abe khẳng định "không bao giờ cho phép, việc sử dụng, mà không bị ngăn chặn, sức mạnh của kẻ mạnh hơn để ép buộc kẻ yếu hơn". Ông Abe đã nhắc lại "sự thông thái của các vị tiền bối" tại Hội nghị Bandung 1955 đó là nguyên tắc luật pháp cần phải "bảo vệ phẩm giá của các quốc gia có chủ quyền dù là nước lớn hay nước nhỏ".
Trường Sơn
Theo Thanhnien
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi tại Indonesia Ngày 22/4, Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi 2015 đã khai mạc tại thủ đô Jakarta của Indonesia với mục đích phát huy Tinh thần Bandung và thúc đẩy sự phát triển ở cả 2 châu lục này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (hàng đầu, thứ năm từ phải qua) và các Trưởng đoàn chụp ảnh chung. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN Tham...