NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh
Hôm (25.11), Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) thúc giục giới lãnh đạo doanh nghiệp hãy chuẩn bị cho viễn cảnh chiến tranh và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối hợp lý.
Phát biểu tại sự kiện của Trung tâm Chính sách châu Âu ở Brussels (Bỉ) hôm 25.11, Đô đốc Rob Bauer kêu gọi giới doanh nghiệp NATO hãy góp phần đảm bảo mọi dịch vụ và sản xuất hàng hóa then chốt đều được vận hành trong bất kỳ tình huống nào. Theo ông, đây là chìa khóa quan trọng cho phép NATO sử dụng hiệu quả các biện pháp răn đe.
“Chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều các hành động phá hoại, và châu Âu đang đối mặt tình trạng đó trong lĩnh vực cung cấp năng lượng”, Reuters dẫn lời Đô đốc Bauer.
NATO e dè gì mà chưa đưa bộ binh đến Ukraine?
Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO đưa ra cảnh báo liên quan những mối đe dọa đến từ các nước như Nga và Trung Quốc.
Chẳng hạn, Đô đốc Bauer lưu ý phương Tây đang phụ thuộc vào nguồn cung cấp đến từ Trung Quốc, với 60% trong tổng sản lượng vật liệu đất hiếm được sản xuất và 90% số lượng vật liệu được xử lý ở quốc gia Đông Á.
Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO. ẢNH: REUTERS
Trung Quốc cũng là nhà cung cấp các thành phần hóa học dùng cho thuốc an thần, kháng sinh, chống viêm và điều trị huyết áp.
Vị đô đốc lưu ý giới lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu và Mỹ cần phải nhận ra rằng những quyết định thương mại mà họ đưa ra sẽ kéo theo những hậu quả về chiến lược đối với an ninh quốc gia của những nước này.
“Các doanh nghiệp cần phải được chuẩn bị kịch bản hoạt động vào thời chiến và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối phù hợp. Đó là vì trong khi phần thắng trên chiến trường có lẽ phụ thuộc vào quân đội, kinh tế mới là bên giành chiến thắng trong những cuộc chiến”, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO kết luận.
Nhân vật tiềm năng làm đặc phái viên cuộc chiến ở Ukraine trong chính quyền Trump 2.0
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đang xem xét cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Richard Grenell, người từng đề xuất "vùng tự trị" ở Ukraine làm đặc phái viên giải quyết xung đột Nga-Ukraine.
Ông Richard Grenell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời bốn nguồn tin quen thuộc với kế hoạch chuyển giao quyền lực ở Mỹ cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump đang xem xét bổ nhiệm ông Grenell làm đặc phái viên giải quyết xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine.
Ông Grenell từng là Đại sứ Mỹ tại Đức và quyền Giám đốc Tình báo quốc gia trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump (2017-2021), có thể đảm nhiệm vai trò quan trọng trong nỗ lực chấm dứt cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine nếu được chọn.
Theo tiết lộ của các nguồn tin ẩn danh, hiện nay chưa có vị trí đặc phái viên nào dành riêng cho việc giải quyết xung đột Nga-Ukraine, nhưng ông Trump đang cân nhắc tạo ra vị trí này.
Dẫu vậy, ông Trump cũng có thể quyết định không thành lập vị trí đặc phái viên giải quyết xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine hoặc có thể chọn một người khác. Đồng thời, cũng không có gì đảm bảo rằng cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Grenell sẽ chấp nhận làm đặc phái viên cho xung đột Nga-Ukraine.
Trong thời gian vận động để trở lại Nhà Trắng với vai trò ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà, ông Trump cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine, dù chưa nêu rõ cách thức cụ thể để thực hiện kế hoạch này.
Nếu ông Grenell được chọn và chấp nhận làm đặc phái viên cho xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine thì một số quan điểm của nhân vật này có thể khiến các nhà lãnh đạo Ukraine do dự.
Nguyên nhân là do trong một buổi tọa đàm do hãng tin Bloomberg của Mỹ tổ chức vào tháng 7 vừa qua, ông Grenell đề xuất thành lập các "vùng tự trị" như một giải pháp để giải quyết xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine.
Giống như nhiều đồng minh của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Grenell cũng bày tỏ quan điểm phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
Xem video Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev của Ukraine ngày 19/11/2024, đánh dấu 1.000 ngày xung đột Nga-Unkraine bùng nổ. Nguồn: Reuters.
Những người ủng hộ cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ nhấn mạnh rằng ông Grenell có kinh nghiệm làm lâu dài trong ngành ngoại giao và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề châu Âu.
Ngoài vai trò đại sứ tại Đức, ông Grenell còn là đặc phái viên tổng thống trong các cuộc đàm phán hòa bình, đóng góp vào thỏa thuận bình thường hóa kinh tế giữa Serbia và Kosovo.
Karoline Leavitt, phát ngôn viên của nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump, từ chối bình luận chi tiết, chỉ nói rằng "các quyết định nhân sự sẽ được tổng thống đắc cử công bố khi có quyết định chính thức" còn ông Grenell thì không ngay lập tức phản hồi yêu cầu bình luận.
Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11, ông Grenell đã tích cực vận động tranh cử cho ông Trump và từng được xem là ứng cử viên sáng giá cho vị trí ngoại trưởng.
Tuy nhiên, cuối cùng, vai trò này đã được trao cho Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, một người được nhìn nhận có quan điểm thân Israel.
Có lẽ vì thế, quyết định lựa chọn ông Rubio làm ngoại trưởng Mỹ đã gây bất ngờ và khiến một số đồng minh thân cận của ông Grenell không hài lòng, đặc biệt là những người ủng hộ ông Trump trong cộng đồng Hồi giáo.
"Ông Trump thắng là nhờ chúng tôi, và chúng tôi không hài lòng với việc chọn ngoại trưởng cũng như một số nhân sự khác," ông Rabiul Chowdhury, một nhà đầu tư tại Philadelphia, người đồng sáng lập nhóm Người Hồi giáo ủng hộ Trump, cho biết.
Theo nhận định của các chiến lược gia, sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo đối với ông Trump được cho là đã giúp ông giành chiến thắng tại bang Michigan và có thể góp phần vào các chiến thắng ở những bang chiến địa khác.
Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh Vào ngày 18/11, hàng triệu công dân Thụy Điển được nhận tờ rơi hướng dẫn về biện pháp chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc các khủng hoảng bất ngờ khác. Phần Lan và Na Uy cũng có động thái tương tự. Bộ trưởng Phòng vệ Dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin giới thiệu về tờ rơi...