NATO kêu gọi các nước thành viên giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Jens Stoltenberg hối thúc các quốc gia thành viên NATO nên giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu Trung Quốc và hạn chế xuất khẩu các công nghệ tiên tiến sang quốc gia này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, trong phát biểu tại Ngày Công nghiệp, do Liên đoàn Công nghiệp Đức tổ chức hôm 19/6, ông Stoltenberg cho biết: “Chúng ta không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm và nguyên liệu thô quan trọng của Trung Quốc . Chúng ta không nên xuất khẩu công nghệ có thể được sử dụng để chống lại chúng ta hoặc mất quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng, như mạng 5G”.
Ông Stoltenberg nói rằng NATO sẽ tiếp tục giao thương và hợp tác với Trung Quốc, nhưng đồng thời phải tránh phụ thuộc ở những lĩnh vực khiến NATO dễ bị tổn thương.
Người đứng đầu NATO cũng kêu gọi các quốc gia thành viên và các công ty tư nhân hợp tác để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Mối quan hệ giữa NATO và Trung Quốc gần đây đã leo thang căng thẳng khi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản vào năm 2024. Đây cũng là văn phòng đầu tiên của NATO ở châu Á.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương không hoan nghênh kế hoạch mở văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản.
“Chúng tôi muốn nói rằng châu Á – Thái Bình Dương không hoan nghênh đối đầu nhóm, không hoan nghênh đối đầu quân sự”, bà Mao Ning nói và cảnh báo Nhật Bản nên hết sức thận trọng về vấn đề an ninh quân sự.
Thông điệp của NATO và Nhật Bản ở châu Á
Sự hiện diện rõ ràng hơn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Á được giới quan sát nhận định có thể châm ngòi cho những căng thẳng với Trung Quốc.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio - Ảnh: Reuters
Thời gian qua đã xuất hiện thông tin NATO lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Tokyo (Nhật Bản) vào năm 2024. Việc này có thể củng cố sự hiện diện của NATO tại châu Á nhưng cũng là một bước đi còn gây nhiều tranh luận.
Quan hệ kiểu mới ở châu Á
Kế hoạch mở văn phòng của NATO đã đình trệ trong nhiều tháng khi một số thành viên cảm thấy không cần thiết phải chọc giận Trung Quốc. Hơn một tuần trước, tờ Financial Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong những người phản đối kế hoạch trên. Tuy nhiên, có vẻ NATO và Nhật Bản đã tìm được giải pháp cho kế hoạch này.
Theo tờ Nikkei Asian Review ngày 13-6, NATO sẽ thúc đẩy hợp tác với bốn nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gồm Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhóm bốn nước này được gọi là "Đối tác châu Á - Thái Bình Dương" (AP4), hiện nằm trong diện "các đối tác toàn cầu" của NATO.
Theo Nikkei, NATO sẽ nâng cấp quan hệ với AP4 qua một cơ chế có tên Individually Tailored Partnership Program (ITPP), tạm hiểu là một chương trình hợp tác có điều chỉnh riêng.
Theo nội dung ban đầu, ITPP là bản nâng cấp cho quan hệ hợp tác giữa NATO với AP4, đồng thời bao gồm các tài liệu hợp tác song phương với từng nước Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản. NATO và các nước này sẽ thảo luận về hợp tác trong các vấn đề như an ninh mạng, không gian và chống tin giả.
Nhìn chung, nội dung hợp tác của ITPP còn ở giai đoạn đầu và chưa được các nước công bố rõ ràng.
Đề cập việc này, ngày 14-6 Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta cho biết Wellington đang thảo luận về các chi tiết của ITPP. Trong khi các lĩnh vực hợp tác cụ thể chưa được thống nhất, họ kỳ vọng ITPP sẽ bao gồm các lĩnh vực lợi ích chung như trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, biến đổi khí hậu và an ninh mạng.
Hiện một số thành viên NATO cho rằng một văn phòng liên lạc ở Nhật Bản sẽ cần thiết trong việc trở thành trung tâm hợp tác, hỗ trợ thực thi ITPP. Những người ủng hộ ý tưởng này mong đây sẽ là lý do đủ để thuyết phục các nước như Pháp.
Chiến lược của Nhật Bản
Trên thực tế, trước đây Đại sứ quán Đan Mạch tại Nhật Bản đã đóng vai trò là một đầu mối liên lạc với NATO.
Trao đổi với báo Nikkei, Đại sứ Pháp tại Tokyo Philippe Setton hoài nghi về việc liệu văn phòng "một thành viên" có thể là bản nâng cấp cho bốn nhân viên tại Đại sứ quán Đan Mạch nói trên hay không.
"Cơ bản thì chúng ta đang nói về một người và một cái máy tính", ông Setton nói. Theo ông Setton, tốt hơn hết nên tập trung vào ITPP thay vì "gửi đi một thông điệp sai tới Trung Quốc và các đối tác ở châu Á, những bên vốn không muốn chọn phe".
Giới quan sát đánh giá ý tưởng mở văn phòng liên lạc này thực tế không phải bước đi thể hiện "sự mở rộng" của NATO.
Theo Trung tâm nghiên cứu Atlantic Council, văn phòng ở Tokyo chỉ phản ánh thành quả tự nhiên sau nhiều năm giới chức phương Tây tăng cường hợp tác với các đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương và không phải một sáng kiến an ninh mới kết nối liên minh Thái Bình Dương và Đại Tây Dương với nhau.
Nói cách khác, không có dấu hiệu gì cho thấy một văn phòng liên lạc của NATO ở châu Á có thể làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực.
Tuy nhiên, văn phòng này lại nằm trong chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản. Trước mắt, việc cố gắng thiết lập sự hiện diện mang tính biểu tượng của NATO phù hợp với khuynh hướng đa dạng hóa hợp tác quốc tế của Tokyo.
Nhật đã thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác an ninh với Úc, Anh và khôi phục quan hệ với Hàn Quốc. Tháng 12 năm ngoái, họ cũng công bố chương trình phát triển chung máy bay chiến đấu thế hệ mới cùng Anh và Ý vào năm 2035.
Ngoài ra, Nhật cũng không ngần ngại cho rằng việc vận động thành lập văn phòng NATO liên quan tới xung đột Nga - Ukraine. Tokyo lo ngại "Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai", được hiểu ám chỉ sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.
Kế hoạch thành lập văn phòng NATO, dù phần lớn mang tính biểu tượng, cũng có thể được xem là một thông điệp Nhật Bản muốn nhấn nhá về khả năng mở rộng hợp tác an ninh không giới hạn.
Không phải "NATO mở rộng"
Các nước Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản đều không phải thành viên NATO, và đến nay câu chuyện các nước này gia nhập NATO gần như không thể xảy ra.
Tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định không có kế hoạch làm thành viên hay "bán thành viên" của NATO.
Hôm 14-6, Ngoại trưởng New Zealand Mahuta cũng nói cả New Zealand và NATO đều không xem ITPP là một "khối mới" hoặc một nhóm chính thức nào trong khu vực.
Mỹ trừng phạt các thực thể hỗ trợ Trung Quốc hiện đại hóa quân đội Danh sách trừng phạt cũng bao gồm các công ty đã mua các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, chẳng hạn như phát triển vũ khí siêu vượt âm. Một số nước phương Tây cho rằng Bắc Kinh đã bí mật tuyển dụng phi công nước ngoài để đào...