NATO họp bất thường theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 26/7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo đại sứ các nước thành viên liên minh quân sự này sẽ nhóm họp vào ngày 28/7 theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thảo luận về tình trạng bạo lực gia tăng giữa nước này với nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) và lực lượng phiến quân thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra tại một trạm kiểm soát ở Diyarbakir ngày 26/7, sau vụ đánh bom xe làm hai binh sĩ thiệt mạng. Ảnh: TTXVN
Thông báo của NATO nêu rõ: “Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị tổ chức cuộc họp này do tính chất nghiêm trọng của tình hình sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố tàn ác trong những ngày gần đây, và cũng để thông báo với Liên minh về những biện pháp mà Ankara đang triển khai. NATO đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và có lập trường thống nhất với Thổ Nhĩ Kỳ”.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo Ankara đã đề nghị NATO tổ chức một cuộc họp bất thường để thảo luận về các chiến dịch an ninh chống phiến quân IS và PKK của nước này.
Một điều khoản trong hiệp ước sáng lập NATO cho phép bất cứ thành viên nào trong liên minh đề nghị tổ chức một cuộc họp của 28 đại sứ NATO “khi nước đó cho rằng sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và an ninh của mình bị đe dọa”.
Ngày 25/7, các tay súng người Kurd tuyên bố những điều kiện để duy trì một lệnh ngừng bắn với Thổ Nhĩ Kỳ đã không còn sau khi các máy bay chiến đấu của Ankara tiến hành đợt oanh kích ngày thứ ba liên tiếp vào thành trì của nhóm vũ trang người Kurd tại miền Bắc Iraq và tổ chức IS tại Syria.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, đảng PKK đã khẳng định thông tin trên đồng thời lên án “cuộc chiến tranh xâm lược” của Thổ Nhĩ Kỳ và thề sẽ “kháng cự”. Lực lượng này nhấn mạnh việc bảo vệ tự do và nền dân chủ là trách nhiệm của mỗi người.
Ngoài ra, PKK cho rằng việc ném bom vào các mục tiêu ở miền Bắc Iraq là “sai lầm quân sự và chính trị nghiêm trọng nhất” mà chính quyền Ankara phạm phải.
Từ năm 2013, hai bên đã tuân thủ một lệnh ngừng bắn, nhưng hoạt động không kích của Thổ Nhĩ Kỳ những ngày vừa qua đã khiến toàn bộ tiến trình kiến tạo hòa bình với PKK đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Theo Báo Tin tức
BRICS triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay
Hội nghị BRICS đã triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước tới nay như xây dựng một ngân hàng phát triển và nguồn quỹ ngoại tệ chung của khối.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 7 tổ chức tại thành phố Ufa đã kêu gọi các nước trong khối gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi tăng cường thương mại.
Lãnh đạo BRICS nhóm họp tại thành phố Ufa của Nga (Ảnh Reuters)
Ông Putin nhấn mạnh, thế mạnh của sự hợp tác trong BRICS sẽ giúp các nước tăng cường sử dụng hiệu quả hơn những nguồn lực, cũng như trữ lượng tài nguyên của mình.
"Chúng ta lo lắng về tình hình các thị trường, sự bất ổn định của giá năng lượng, của nguyên liệu thô và sự tích đọng nợ tại một số quốc gia lớn. Trong bối cảnh khó khăn này, BRICS phải sử dụng tích cực hơn nguồn tài nguyên và các nguồn trữ lượng trong nước", ông Putin nói.
Tại Hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đưa ra quan điểm tương tự, khẳng định BRICS cần xây dựng quan hệ đối tác "tuyệt vời" trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
"Các nước BRICS có tài nguyên và nhân lực dồi dào và cả thị trường kinh tế tiềm năng tại mỗi nước. Đây là một tiềm năng lớn cho phát triển và tăng cường ảnh hưởng chính trị của các nước thành viên.
Hiện BRICS đang chiếm 28% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới, 1/5 sản lượng sản xuất của nền kinh tế thế giới và 40% dân số trên toàn cầu.
Trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh, các định chế tài chính đầu tiên của BRICS là Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ dự trữ ngoại tệ đã được thành lập với tổng trị giá 200 tỷ USD. Trong đó, Ngân hàng Phát triển của BRICS sẽ bắt đầu cấp vốn cho các dự án quy mô lớn từ năm sau.
Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo BRICS đã ra tuyên bố chung đề cập hàng loạt vấn đề nóng trên thế giới. Trong đó, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Ukraine, khẳng định sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột tại quốc gia Đông Âu này và con đường duy nhất dẫn đến hòa giải là thông qua đối thoại chính trị toàn diện.
Tuyên bố chung của các lãnh đạo BRICS kêu gọi các nước khác chống lại mọi hình thức bảo hộ thương mại, ủng hộ hoạt động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác.
Tuyên bố lưu ý BRICS sẽ nỗ lực làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác để tạo điều kiện cho việc mở rộng và đa dạng hóa sự tham gia của các nước thành viên BRICS trong thương mại toàn cầu. Cũng theo tuyên bố chung, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 dự kiến diễn ra năm 2016 sẽ được tổ chức ở Ấn Độ.
Song song với Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng diễn ra tại thành phố Ufa trong 3 ngày từ 8- 10/7. Dự kiến trong ngày hôm nay sẽ diễn ra cuộc gặp không chính thức của lãnh đạo các nước thành viên BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng hải và Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Nhân cuộc gặp 3 bên này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng hải và Liên minh Kinh tế Á-Âu cùng hợp tác vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân các nước thành viên./.
Hoàng Lê Tổng hợp
Theo_VOV
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Thái Bình Dương ở Peru Ngày 3/7, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Thái Bình Dương đã khai mạc tại khu du lịch biển Paracas, miền Nam Peru, sớm hơn một ngày so với dự kiến do xảy ra hai vụ nổ liên tiếp tại Colombia, một trong những nước thành viên của tổ chức này. Từ trái sang phải: Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, Tổng thống...