NATO học hỏi các kế hoạch quân sự bí mật thời Chiến tranh Lạnh
Tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius (Litva) vào tháng 7 tới, các nhà lãnh đạo NATO dự kiến phê duyệt hàng nghìn trang kế hoạch quân sự bí mật, lần đầu tiên được công bố kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Xe tăng 122 khai hỏa súng máy trong cuộc tập trận quân sự Aurora 23 tại trường bắn Rinkaby bên ngoài Kristianstad, Thụy Điển ngày 6/5/2023. Ảnh: Reuters
Động thái này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn khi NATO thấy không cần phải vạch ra các kế hoạch phòng thủ quy mô lớn do cảm thấy nước Nga thời hậu Xô Viết không còn là mối đe dọa hiện hữu.
Với cuộc xung đột ở Ukraine đang diễn ra, NATO cảnh báo họ phải chuẩn bị sẵn mọi kế hoạch trước khi một cuộc xung đột với một đối thủ tiềm tàng như Moskva có thể nổ ra.
Với việc vạch ra kế hoạch khu vực, NATO sẽ hướng dẫn các quốc gia thành viên cách nâng cấp lực lượng và hậu cần.
“Các đồng minh sẽ biết chính xác những lực lượng và khả năng nào là cần thiết, bao gồm cả việc triển khai ở đâu, triển khai những gì và như thế nào”, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói về các tài liệu tuyệt mật. Tương tự như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một số quân đội sẽ được chỉ định để bảo vệ một số khu vực nhất định.
Video đang HOT
Năm 2014, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, các đồng minh phương Tây đã lần đầu tiên triển khai quân chiến đấu đến các vùng phía Đông. Anh, Canada và Đức đều dẫn đầu lực lượng triển khai tại các quốc gia vùng Baltic.
Tuy nhiên, tất cả những động thái mà NATO làm hiện nay không làm dấy lên lo ngại một cuộc chiến kiểu Chiến tranh Lạnh khác sẽ xảy đến.
Mặc dù mang nhiều đặc điểm giống với mô hình quân sự của NATO trước năm 1990, hiện liên minh đã thay đổi một số yếu tố quan trọng như mở rộng khoảng 1.000 km biên giới về phía Đông và số lượng thành viên tăng từ 12 lên 31.
Chỉ riêng việc Phần Lan gia nhập liên minh vào tháng trước đã tăng gấp đôi biên giới giữa NATO và Nga, lên khoảng 2.500 km, khiến quá trình tiếp cận triển khai linh hoạt hơn so với trước đây khi Đức được coi là chiến trường chính.
Bên cạnh đó, Internet, máy bay không người lái, vũ khí siêu thanh và luồng thông tin nhanh chóng đặt ra những thách thức mới.
“Tin tốt chúng ta có là tính minh bạch trên chiến trận. Với tất cả vệ tinh, với tất cả thông tin tình báo, chúng ta có thể bao quát một cuộc khủng hoảng đang diễn ra”, Trung tướng Hubert Cottereau, Phó Tham mưu trưởng Sở chỉ huy tối cao các lực lượng đồng minh châu Âu (SHAPE), cho biết.
Tuy nhiên, NATO vẫn sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó nhằn trong việc cải thiện đáng kể mức độ sẵn sàng của lực lượng. Năm 2022, các lãnh đạo NATO đã nhất trí tăng từ 40.000 lên 300.000 quân được đặt trong tình trạng báo động cao.
Không chỉ vậy, NATO cũng đang phải giải quyết những thiếu sót trong khả năng sản xuất đủ vũ khí và đạn dược. Liên minh quân sự này còn phải nâng cấp các cơ sở hạ tầng, thiết bị hậu cần từ lâu không để mắt đến để có thể nhanh chóng triển khai quân đội qua đường sắt hoặc đường bộ.
Các quan chức NATO ước tính sẽ mất vài năm để các kế hoạch được triển khai và hoàn thành đầy đủ, mặc dù họ nhấn mạnh liên minh vẫn có thể tiếp chiến ngay lập tức trong tình huống cần thiết.
Chi tiêu quân sự của Phần Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn 60 năm khi gia nhập NATO
Chi tiêu quân sự của quốc gia Bắc Âu này đã tăng từ 1,3% lên 2% GDP trong vòng vài năm, được củng cố bởi một số thương vụ mua sắm tốn kém như phi đội máy bay chiến đấu F-35 mới do Mỹ sản xuất.
Chi tiêu quân sự của Phần Lan tăng vọt 36% khi ngân sách quốc phòng toàn cầu đạt mức Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Defenseone.com
Sau khi chính thức gia nhập NATO vào đầu tháng này, Phần Lan đã ghi nhận mức tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm cao nhất kể từ năm 1962, đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Phần Lan, nước có chung đường biên giới dài nhất với Nga ở châu Âu với 1.300 km, ghi nhận mức tăng chi tiêu mạnh mẽ nhất trong EU (36%), được củng cố bởi một số giao dịch mua tốn kém, chẳng hạn như phi đội 64 máy bay chiến đấu F-35 mới từ hãng Lockheed Martin của Mỹ. Thương vụ mua sắm trị giá 10 tỷ euro được coi là khoản chi tiêu lớn nhất trong lịch sử của quốc gia Bắc Âu này.
Trong thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh, Phần Lan đã chi khoảng 1,9% GDP cho quốc phòng, nhưng mức chi tiêu của nước này đã giảm mạnh trong những năm tiếp theo và đạt mức thấp nhất vào năm 2001 ở mức 1,1% GDP. Gần hai năm trước đây, chi tiêu quốc phòng của Phần Lan vẫn ở mức ít ỏi 1,3% GDP. Tuy nhiên, chỉ riêng năm ngoái, chính phủ 5 đảng sắp mãn nhiệm của Phần Lan do Đảng Dân chủ Xã hội lãnh đạo đã đồng ý bổ sung hơn 2 tỷ euro cho chi tiêu quốc phòng, lấy lý do là vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Với động thái trên, Phần Lan đã làm lu mờ các quốc gia châu Âu đồng minh của mình, chẳng hạn như Litva, Thụy Điển và Ba Lan, những nước có sự gia tăng đột biến lớn nhất tiếp theo trong ngân sách quốc phòng của họ lần lượt là 27%, 12% và 11%.
Như vậy, là một thành viên mới của NATO, Phần Lan đã nổi lên như một trong những quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu trong liên minh, chi tiêu khoảng 2% GDP. Vào năm 2022, chỉ có Mỹ (3,5% GDP), Ba Lan (2,4%), Estonia (2,3%) và Anh (2,1%) chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn Phần Lan tính theo phần trăm GDP.
Ngân sách quốc phòng của các thành viên NATO hiện tại chỉ tăng 0,9% từ năm 2021, do chi tiêu giảm ở các quốc gia như Italy, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Mặc dù mục tiêu ngân sách giành cho quốc phòng của NATO là 2% GDP, nhiều quốc gia vẫn thấp hơn nhiều so với mức này. Ví dụ, nước láng giềng của Phần Lan là Na Uy có mức chi tiêu chỉ 1,55% GDP.
Chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm ngoái trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, thúc đẩy các quốc gia châu Âu và nói chung là phương Tây đạt mức chi tiêu chưa từng có kể từ Chiến tranh Lạnh. Chỉ riêng chi tiêu quân sự của châu Âu đã tăng 13% trong năm 2022.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quân sự toàn cầu năm ngoái đã tăng 3,7%, lên mức 2,24 nghìn tỷ USD. Trong đó, chi tiêu quân sự của châu Âu vào năm 2022 đã tăng 13%, đạt 480 tỷ USD - đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất trong 30 năm gần đây.
SIPRI nhấn mạnh rằng việc tăng ngân sách này dựa trên các kế hoạch nhiều năm nhằm tăng chi tiêu của một số chính phủ, đó là lý do tại sao có thể dự báo chi tiêu quân sự ở Trung và Tây Âu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Cuộc phản công mùa xuân của Ukraine phép thử lớn về tương lai của xung đột Giới chức Mỹ cho biết Ukraine đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công chống lại các lực lượng Nga vào đầu tháng tới, kèm theo đó là những rủi ro to lớn. Một chiếc xe quân sự bị phá hủy tại mặt trận Bakhmut, Ukraine. Ảnh: AFP Theo báo New York Times, nếu không đạt được chiến thắng mang tính bước...