NATO hoanh nghênh tàu sân bay Mỹ đến Địa Trung Hải tập trận
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh sự tham gia của tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman trong cuộc tập trận ở Địa Trung Hải, giữa lúc căng thẳng với Nga leo thang do vấn đề Ukraine.
Tàu USS Harry S. Truman (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Theo RT, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Harry S. Truman của Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận của NATO ở Địa Trung Hải vào tuần tới, trong bối cảnh căng thẳng với Nga đang leo thang đáng lo ngại.
Thông báo của Lầu Năm Góc cho hay, cuộc tập trận mang tên “Neptune Strike” kéo dài 12 ngày sẽ khai màn vào ngày 24/1 tới.
Mục đích của cuộc tập trận được cho là để “chứng minh năng lực của NATO trong việc phối hợp các khả năng tấn công tầm cao trên biển của một nhóm tấn công tàu sân bay để hỗ trợ ngăn chặn và phòng thủ của liên minh”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên hôm 21/1.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã hoan nghênh sự tham gia của USS Harry S. Truman, gọi đây là “một dấu hiệu mạnh mẽ của sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương”. Ông cũng khẳng định NATO “sẽ luôn làm những gì cần thiết để bảo vệ tất cả các đồng minh”.
USS Harry S. Truman là tàu sân bay hiện đại của Mỹ, được trang bị các máy bay ném bom chiến đấu F/A-18 Super Hornet và có sức chứa hơn 5.000 người.
Trong những tuần gần đây, Mỹ và các đồng minh nhiều lần cáo buộc Nga điều hàng chục nghìn binh sĩ đến biên giới với Ukraine để gây sức ép với Kiev. Nga đã liên tục bác bỏ những tuyên bố của truyền thông và các quan chức cấp cao phương Tây.
Điện Kremlin gọi các cáo buộc của phương Tây là “tin giả”, trong khi quân đội Nga tuyên bố Washington có thể đang giúp Kiev thực hiện một chiến dịch cờ giả nhằm biện minh cho một chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine.
Mỹ và Nga lần lượt tập trận với đồng minh
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tổ chức tập trận chung tại Địa Trung Hải từ 24.1, trong khi Nga đang diễn tập với Trung Quốc và Iran.
Tàu sân bay USS Harry S. Truman ở Địa Trung Hải hôm 17.1. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Hôm 21.1, Trang Military.com dẫn lời ông John Kirby, người phát ngôn Lầu Năm Góc, tại cuộc họp báo cho biết cuộc tập trận chung mang tên Neptune Strike 22 giữa Mỹ và các đồng minh NATO đã được lên kế hoạch từ năm 2020, với sự tham gia của nhiều nước. Mục đích của cuộc diễn tập đa quốc gia này là thể hiện sự đoàn kết, năng lực và vững mạnh xuyên Đại Tây Dương.
Nhằm chứng tỏ sự đoàn kết của khối liên minh quân sự, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman sẽ đóng vai trò chủ lực trong đội hình dưới ngọn cờ chung của NATO. Nhóm tác chiến bao gồm tàu sân bay, Không đoàn tàu sân bay số 1 (tập hợp 9 phi đội), 4 khu trục hạm mang theo tên lửa dẫn đường, một tuần dương hạm lớp Ticonderoga.
Phó đô đốc Gene Black, Tư lệnh Hạm đội 6 Hải quân Mỹ đóng ở Naples (Ý), sẽ đảm nhận vai trò chỉ huy tàu sân bay trong thời gian Neptune Strike 22 diễn ra từ ngày 24.1.
Ông Kirby cho hay một số thành viên NATO sẽ tham gia đội hình phối hợp trên biển, diễn tập tác chiến chống tàu ngầm và tấn công tầm xa. Tuy nhiên, người phát ngôn Lầu Năm Góc không đề cập tên những nước khác trong cuộc họp báo.
Dù nói rằng Neptune Strike 22 không liên quan đến động thái quân sự của Nga gần biên giới Ukraine, ông Kirby khẳng định Lầu Năm Góc luôn cam kết ủng hộ năng lực phòng thủ của Ukraine, và có sẵn những phương án trong trường hợp các đồng minh NATO yêu cầu hỗ trợ.
Trong khi đó, Nga đang tham gia diễn tập hải quân với Trung Quốc và Iran tại Vịnh Ba Tư, tên gọi CHIRU-2Q22. Vài ngày trước, TASS dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga thông báo một biệt đội của Hạm đội Thái Bình Dương, bao gồm tuần dương hạm tên lửa Varyag, khu trục hạm Admiral Tributs và tàu tiếp dầu Boris Butoma ,đã đến cảng Chabahar của Iran chuẩn bị cho hoạt động tập trận.
Khu trục hạm Admiral Tributs của Nga. Ảnh HẢI QUÂN NGA
CHIRU-2Q22, kéo dài từ ngày 18-22.1 bao gồm các nội dung diễn tập giải cứu tàu trên biển, phóng thích tàu bị hải tặc kiểm soát, bắn vào các mục tiêu, cũng như các hoạt động phối hợp dàn đội hình trên biển. Tổng cộng 14 tàu chiến và tàu hỗ trợ của ba nước tham gia cuộc diễn tập này.
Sau đó, Nga tiếp tục triển khai các cuộc diễn tập quân sự tại Địa Trung Hải, vùng biển Okhotsk (bao gồm phần đông bắc của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương).
Theo Bộ Quốc phòng Nga, ít nhất 140 tàu chiến và hơn 60 máy bay và gần 10.000 quân nhân sẽ tham gia các cuộc diễn tập trong tháng 1 và tháng 2.
Số phận "long đong" của Su-33 trong vai trò tiêm kích trên tàu sân bay Nga Đầu những năm 2000, Su-33 nổi bật vào với vai trò máy bay chiến đấu trên tàu sân bay uy lực nhất của Nga. Tuy nhiên sau đó, Su-33 bị lu mờ bởi một đối thủ nhỏ hơn và linh hoạt hơn. Một chiếc Su-33 cất cánh từ tàu Đô đốc Kuznetsov ở biển Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria, ngày 10/1/2017 (Ảnh:...