NATO hoàn tất kế hoạch xây dựng trung tâm vũ trụ mới tại Đức, có nhiệm vụ điều phối quan sát không gian
Trung tâm vũ trụ mới này sẽ nằm trong căn cứ chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân NATO ở Ramstein, thuộc bang Rheinland-Pfalz, Tây Nam Đức.
Ngày 18/10, truyền thông Đức dẫn một báo cáo cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã hoàn tất kế hoạch xây dựng một trung tâm vũ trụ mới tại nước này.
Căn cứ chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân NATO ở Ramstein – nơi đặt trung tâm vũ trụ mới. Nguồn: Reuters
Trung tâm vũ trụ mới này sẽ nằm trong căn cứ chỉ huy cấp cao của Lực lượng Không quân NATO ở Ramstein, thuộc bang Rheinland-Pfalz, Tây Nam nước Đức. Nhiệm vụ của trung tâm nay là điều phối quan sát không gian.
Trả lời phỏng vấn tờ Sddeutsche Zeitung, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ hy vọng các nước thành viên sẽ nhất trí với kế hoạch này trước cuộc họp của khối, dự kiến diễn ra vào ngày 22/10, đồng thời bác bỏ những ý kiến cho rằng NATO đang “quân sự hóa vũ trụ.”
Người đứng đầu khối quân sự trên khẳng định NATO cần đảm bảo các hoạt động và sứ mệnh của mình có được sự hỗ trợ thích hợp chứ không có ý định đưa vũ khí vào không gian.
Chiến sự Azerbaijan - Armenia: NATO lục đục, Nga "nóng mắt" vì "kẻ thứ 3" tham chiến
Các nước đồng minh trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang thể hiện sự mâu thuẫn trong hướng giải quyết vấn đề chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nga cáo buộc một số lực lượng bên ngoài đã đưa quân đến tham chiến theo cách "vô lý" và "bất hợp pháp".
Pháp và Nga thể hiện sự không hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến với Armenia (ảnh: SCMP)
Bước vào ngày thứ 4 của cuộc chiến, cả Azerbaijan và Armenia đều tuyên bố tiêu diệt được nhiều lực lượng đối phương, bất chấp thương vong đối với thường dân gia tăng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia hôm 1.10 tuyên bố, quân đội nước này đã giành lại được nhiều vị trí Azerbaijan chiếm đóng.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Azerbaijan đăng tải đoạn video cho thấy lực lượng nước này trút tên lửa xuống các căn cứ đối phương.
Khói từ các vị trí thuộc khu vực Nagorno-Karabakh bốc lên nghi ngút sau các cuộc pháo kích của quân đội Azerbaijan.
Đa số các nước thành viên thuộc khối NATO ngày càng tỏ ra lo ngại về tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên có tiềm lực quân sự mạnh của NATO - tuyên bố ủng hộ hết mình cho Azerbaijan, khiến tình hình thêm phức tạp.
Tổng thống Azerbaijan - ông Ilham Aliyev - mới đây gửi lời cảm ơn về sự hỗ trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nói thêm rằng đất nước của ông hiện chưa cần hỗ trợ trong cuộc chiến giành lại lãnh thổ.
"Giao tranh sẽ chấm dứt khi các lực lượng Armenia ngay lập tức rút khỏi vùng đất của chúng tôi", ông Aliyev nói.
Pháp - quốc gia có nhiều người gốc Armenia sinh sống - tỏ ra không hài lòng những những tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc chiến.
Tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia ngày càng khốc liệt khi Nga cáo buộc có cả sự tham gia của bên thứ ba (ảnh: RT)
"Thông điệp của Thổ Nhĩ Kỳ là hiếu chiến và chỉ khiến Azerbaijan giận dữ thêm. Chúng tôi không chấp nhận những tuyên bố như vậy", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin hôm 29.9, để ngỏ phương án nhờ Nga can thiệp quân sự. Điện Kremlin cho biết quân đội Nga đang theo sát diễn biến chiến sự.
Hôm 1.10, Nga bất ngờ cáo buộc "kẻ thứ ba" từ Syria và Libya tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về hành động này.
"Chúng tôi vô cùng lo ngại vì sự tham chiến của một số nước không liên quan. Điều này chỉ làm gia tăng căng thẳng và khiến cuộc xung đột thêm phức tạp", Bộ Ngoại giao Nga thông báo.
"Nhiều chiến binh và các nhóm vũ trang từ Syria và Libya đã tham gia bất hợp pháp vào cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia. Đây là điều vô lý và không thể chấp nhận được", Bộ Ngoại gia Nga bày tỏ lo ngại.
Trước đó, Nga cũng nhiều lần thể hiện sự không hài lòng trước các tuyên bố trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Azerbaijan.
Nga có quan hệ quân sự với cả Azerbaijan và Armenia. Trong cuộc chiến lần này, Nga thể hiện thái độ trung lập và phản đối bất cứ quốc gia hay nhóm vũ trang nào tham gia, làm phức tạp thêm tình hình.
Moscow cho biết, vẫn để ngỏ khả năng can thiệp quân sự nếu tình hình trở nên mất kiểm soát, cảnh báo các bên không liên quan không tham gia vào chiến sự ở Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan mới đây tuyên bố, họ phá hủy 130 xe tăng, 200 đơn vị pháo binh, 25 đơn vị phòng không, 5 kho đạn, 50 pháo chống tăng và 55 xe quân sự của Armenia.
Armenia phủ nhận điều này và tuyên bố vừa tiêu diệt 130 binh sĩ Azerbaijan, khiến hơn 200 người khác bị thương.
Ông Trump sẽ rút khỏi NATO nếu đắc cử Tổng thống? Các quan chức Mỹ và châu Âu lo ngại, nếu ông Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ tới, Tổng thống Mỹ sẽ thực sự rút khỏi NATO. Theo New York Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần trao đổi kín về việc rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nếu đắc cử, ông Trump có...