NATO hay Mỹ cần tới lá chắn tên lửa ở châu Âu?
Ngay sau khi Nga tuyên bố về khả năng rút khỏi Hiệp ước về Lực lượng tên lửa tầm trung (INF) trong tháng 8/2019, giới chức quân sự khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cấp lá chắn tên lửa đã triển khai tại các quốc gia Đông Âu.
Mục đích của hệ thống phòng thủ tên lửa nâng cấp mới là để đối phó với kho tên lửa đạn đạo và hành trình của Nga. Tuy nhiên, NATO đang vấp phải nhiều vấn đề liên quan tới các thành phần phòng thủ tên lửa đã triển khai tại châu Âu.
Hệ thống trị giá tỷ USD vẫn chưa thể hoạt động
Dù đã đưa vào hoạt động được vài năm, nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore của Mỹ triển khai tại Đông Âu mới chỉ hoạt động được một phần chức năng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các vụ thử tên lửa đánh chặn thất bại, cũng như bất đồng với các nhà thầu quân sự Ba Lan.
Theo thông tin từ Cơ quan Kiểm toán quốc gia Mỹ (GAO), trong năm 2018, chỉ có 7 lần thử nghiệm hệ thống Aegis Ashore tại Ba Lan, trong số 11 lần theo kế hoạch được thực hiện. Cùng với đó, việc chất lượng công trình xây dựng căn cứ hệ thống Aegis Ashore do các nhà thầu Ba Lan tiến hành không đạt yêu cầu khiến quá trình nghiệm thu và bàn giao công trình bị hoãn nhiều lần, cũng như đội chi phí xây dựng lên cao.
Hệ thống Aegis Ashore Mỹ triển khai tại Romania sau 3 năm vẫn gặp nhiều trục trặc
“Phía Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng sự yếu kém của các nhà thầu địa phương của Ba Lan đã khiến việc triển khai hệ thống Aegis Ashore bị đình trệ”, GAO cho biết.
Cùng với đó, phía Mỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán với Ba Lan để chuyển giao tần số cho hệ thống Aegis Ashore hoạt động. Các tần số này đang được Ba Lan khai thác thương mại trong nhiều năm qua.
Không chỉ tại Ba Lan, hệ thống Aegis Ashore đã triển khai tại Rumania cũng gặp nhiều trục trặc trong quá trình hoạt động. Vấn đề ở thiết bị làm mát đã khiến hệ thống hoạt động không ổn định.
Theo GAO, một trong những nguyên nhân khiến lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại Đông Âu kém tin cậy chính là quá trình thử nghiệm đạn tên lửa đánh chặn mới liên tục bị trì hoãn và thất bại. Để tiết kiệm chi phí, GAO đang kiến nghị Lầu Năm góc tạm dừng quá trình triển khai hệ thống Aegis Ashore tại Ba Lan để dành thời gian hoàn thiện đạn tên lửa đánh chặn mới.
Video đang HOT
Lá chắn tên lửa tại châu Âu- phòng thủ hay tấn công?
Nhiều năm qua, Nga đã nhiều lần cảnh báo việc Mỹ cố gắng triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu có thể làm suy yếu, thậm chí phá vỡ sự ổn định chiến lược tại lục địa già. Việc triển khai các hệ thống Aegis Ashore tại Romania và Ba Lan chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới INF, hòn đá tảng của an ninh châu Âu đổ vỡ.
Theo giới chức quân sự Nga, một điểm đáng chú ý là hệ thống Aegis Ashore của Mỹ triển khai tại châu Âu sử dụng các giếng phóng Mk-41 có tính lưỡng dụng. Chúng vừa có thể chứa đạn tên lửa đánh chặn, nhưng cũng có thể mang tên lửa hành trình Tomahawk trang bị đầu đạn hạt nhân với tầm bắn tới 2.000km. Từ các vị trí triển khai tại Romania và Ba Lan, các hệ thống Aegis Ashore hoàn toàn có khả năng thực hiện các đòn tấn công chiến lược nhằm vào phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga. Washington đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ phía Nga, nhưng đó vẫn là nguy cơ hiện hữu với Moscow.
Giếng phóng Mk-41 là trang bị tiêu chuẩn của các hệ thống Aegis trên hạm và Aegis Ashore trên bộ.
Trong năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, việc Mỹ, NATO triển khai hệ thống Aegis Ashore tại Romania sẽ buộc Quân đội Nga phải đưa địa điểm triển khai lá chắn tên lửa vào tầm bắn và nó sẽ là mục tiêu ưu tiên trong trường hợp xung đột xảy ra.
Mới đây nhất, trong cuộc họp của Ủy ban Nga-NATO hôm 5-7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg một lần nữa khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa đang triển khai ở Đông Âu không nhằm vào Nga, mà là các nguy cơ đến từ bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, cùng ngày, một số quan chức quân sự Mỹ và NATO tiết lộ với tờ New York Times rằng, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đang tiến hành các nghiên cứu sơ bộ để nâng cấp các hệ thống Aegis Ashore với mục tiêu là ngăn chặn các dòng tên lửa hiện đại của Nga trong tương lai.
Các thành phần của lá chắn tên lửa Mỹ và NATO triển khai sẽ không khiến châu Âu được an toàn hơn, mà trái lại sẽ tạo ra bất ổn ở lục địa già.
Tháng 2-2019, Mỹ tuyên bố tạm đình chỉ tuân thủ INF vốn được Mỹ và Liên Xô ký năm 1987 với mục tiêu triệt thoái và hủy bỏ các dòng tên lửa chiến thuật trên bộ với tầm bắn từ 500-5.500km trên lãnh thổ châu Âu. Hiệp ước này được coi là nền tảng của an ninh châu Âu trong suốt 30 năm qua. Trước động thái trên của Mỹ, mới đây, Moscow tuyên bố sẽ rút khỏi INF trong tháng 8 tới, nếu Washington không thay đổi ý định.
Theo Tuấn Sơn/Quân đội Nhân dân
Nga sẽ "không hài lòng" khi Mỹ đưa "mối đe dọa" THAAD tới châu Âu?
THAAD của Mỹ sẽ đến Romanie trong thời gian tới, gây ra mối quan ngại của Nga đối với việc hệ thống thống tên lửa của NATO đang triển khai ở châu Âu.
THAAD sẽ được Mỹ đưa đến châu Âu trong lúc Aegis Ashore tạm ngừng hoạt động để nâng cấp.
Quân đội Mỹ hồi đầu tháng 4 tuyên bố sẽ triển khai tới Romania một trong 7 khẩu đội phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Kế hoạch triển khai vào mùa hè 2019 trùng với việc đóng cửa khu vực phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ - cũng ở Romania - để nâng cấp theo lịch trình.
Theo lý thuyết, THAAD sở hữu một số khả năng tương tự như Aegis Ashore, có thể giúp lấp đầy khoảng trống do hệ thống tạm thời ngừng hoạt động Aegis để lại. Tuy nhiên, THAAD cũng có thể trở thành "đối trọng" với Nga, tương tự như khả năng của Aegis Ashore, National Interest nhận định.
"Theo yêu cầu của NATO, bộ Quốc phòng sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ tới Romania vào mùa hè này để hỗ trợ phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO", bộ chỉ huy Châu Âu của Mỹ tuyên bố .
Tính đến đầu năm 2019, quân đội Mỹ đã mua khoảng 200 tên lửa THAAD cho 7 khẩu đội và khoảng 40 bệ phóng. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ trên trang web của mình mô tả THAAD là một hệ thống phòng thủ trên đất liền có khả năng bắn hạ một tên lửa đạn đạo cả bên trong và bên ngoài khí quyển.
Theo cơ quan này, THAAD đã có 15 lần chặn thành công trong 15 lần thử nghiệm kể từ khi chương trình được bắt đầu. Hai thử nghiệm gần đây nhất đã được tiến hành vào tháng 7/2017.
Hiện tại, THAAD đang được triển khai trên đảo Guam cũng như ở Hàn Quốc. Hồi tháng 3 năm nay, Mỹ cũng đã triển khai THAAD cho Israel. Ngoài ra, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang vận hành hệ thống tân tiến này. Khi được triển khai, THAAD sẽ hỗ trợ nhiệm vụ cho Aegis Ashore ở Romania.
Aegis Ashore là phiên bản mặt đất của tên lửa đánh chặn SM-3 thuộc Hải quân Mỹ. Hiện tại, NATO đang vận hành các địa điểm Aegis Ashore ở Ba Lan và Romania. Các địa điểm này được tuyên bố là giúp bảo vệ châu Âu và Mỹ khỏi các cuộc tấn công tên lửa từ một cường quốc Trung Đông như Iran.
Theo National Interest, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong nhiều thập kỷ đã gây tranh cãi ở Nga. Moscow coi các hệ thống của Mỹ là mối đe dọa đối với cán cân sức mạnh toàn cầu. Về mặt lý thuyết, chúng có thể khiến các tên lửa có đầu đạn hạt nhân của Nga hoạt động kém hiệu quả.
Trên thực tế, hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đều thiếu tốc độ, tầm bắn và độ chính xác để đánh chặn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ tầm trung trên mặt đất của Mỹ ở Alaska và California, với mục đích được cho là đánh chặn nguy cơ tên lửa từ Triều Tiên, trong các cuộc thử nghiệm đã chứng tỏ khả năng bắn trúng một số vũ khí thuộc lớp ICBM.
Nga coi các hệ thống tên lửa ở châu Âu của NATO là một mối quan ngại lớn.
Nhiều người Nga cũng tin rằng, Aegis Ashore có thể hoạt động như một vũ khí tấn công phủ đầu chớp nhoáng.
Aegis Ashores "mang đến một mối lo ngại rất đặc biệt với Nga", Jeffrey Lewis, một chuyên gia hạt nhân tại viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury tại Monterey nói.
Lewis cho biết, nhiều người Nga tin rằng Mỹ đã lên kế hoạch trong nhiều năm để bí mật trang bị vũ khí phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Romania bằng vũ khí hạt nhân, biến vũ khí phòng thủ thành thứ mà Lewis mô tả là lực lượng tấn công "bí mật" có nhiệm vụ thực sự là gây ra các cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ vào Moscow.
Về phần mình, NATO rất muốn nhấn mạnh rằng cả Aegis Ashore và THAAD đều không gây nguy hiểm cho Nga. Địa điểm phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore của Romania sẽ trải qua đợt nâng cấp được lên kế hoạch từ mùa Hè này.
"Bản nâng cấp được thực hiện trên toàn hạm đội hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, sẽ không cung cấp bất kỳ khả năng tấn công nào cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore", NATO tuyên bố.
Trong khi đó, liên minh quân sự cũng lưu ý, đơn vị THAAD sẽ chỉ hoạt động cho đến khi khu vực phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở Romania hoạt động trở lại. Việc nâng cấp và triển khai dự kiến sẽ kéo dài vài tuần.
NATO cũng cho biết, THAAD sẽ tập trung vào các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài khu vực Euro-Atlantic, đồng thời khẳng định lại việc Aegis Ashore ở Romania hoàn toàn là một hệ thống phòng thủ.
Theo Nguoiduatin
Bán tên lửa cho Nhật, Mỹ đang "cà khịa" Trung Quốc Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ bán 2 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất AEGIS Ashore của hãng Lockheed Martin cho Nhật Bản. Đây là động thái tăng cường quân sự mới nhất của Tokyo khiến Bắc Kinh "nóng mặt". Hệ thống đánh chặn tên lửa AEGIS Ashore. Ảnh: Reuters. Theo RT, thương vụ trị giá 2,15 tỷ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào sân bay quốc tế Israel khiến 8 người bị thương

Israel nói Qatar 'chơi trò 2 mặt' khi trung gian đàm phán, Qatar phản ứng gắt

Tỉ phú Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sắp nghỉ hưu, đã chọn người kế nhiệm

Biển Đông giữa chuỗi sóng ngầm căng thẳng mới

Nội các Israel ủng hộ mở rộng chiến dịch Gaza
Có thể bạn quan tâm

De Bruyne khó sát cánh cùng Messi
Sao thể thao
11:03:30 05/05/2025
Lên đồ trắng đen vừa 'chất' vừa tối giản
Thời trang
11:03:01 05/05/2025
Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm
Tin nổi bật
10:53:16 05/05/2025
Meta có thể dừng hoạt động của Facebook, Instagram tại Nigeria
Thế giới số
10:52:33 05/05/2025
"Ông nội" Gia Đình Là Số 1 nguy kịch, công ty ém tin, fan chỉ biết cầu nguyện?
Sao châu á
10:48:59 05/05/2025
Smartphone 'nồi đồng cối đá', pin 6.500mAh, sạc 90W, RAM 8 GB, giá 8,99 triệu đồng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
10:43:14 05/05/2025
Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'
Sức khỏe
10:40:42 05/05/2025
5 loại cây bé xíu đặt phòng khách nhìn đơn giản mà hóa ra "giữ nhà, giữ tiền" cực tốt
Sáng tạo
10:31:59 05/05/2025
Xử lý nghiêm những đối tượng côn đồ gây rối trật tự trên đường phố
Pháp luật
10:26:28 05/05/2025
Xem phim "Sex Education" rồi nhìn tờ giấy xét nghiệm ADN đặt trên bàn, tôi căm phẫn đập vỡ ảnh cưới rồi bỏ đi, mặc kệ chồng níu kéo
Góc tâm tình
09:53:26 05/05/2025