NATO đổ tên lửa phòng không đến Thổ Nhĩ Kỳ chống IS
Italia đã triển khai hệ thống phòng không SAMPT cùng 25 chuyên gia đến tỉnh Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ nơi áp sát với Syria.
Việc triển khai hệ thống phòng không SAMP-T nhằm thay thế những khẩu đội Patriot của Đức bảo vệ biên giới đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ chống lại những nguy hiểm tiềm tàng từ các tổ chức khủng bố, theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/6.
Theo kế hoạch, cùng với hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T, NATO cũng sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo Vũ khí Không kích (AWACS) vào tháng 7/2016. Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, sức mạnh của SAMP/T nằm ở tên lửa đánh chặn tầm xa Aster-30 khiến nó có khả năng tương đương S-350 Vityaz Nga phát triển với mục đích thay thế cho S-300.
Hệ thống phòng không SAMP-T.
Aster-30 là loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng; tầng khởi tốc có chiều dài 2,3 m, trọng lượng 340 kg, thời gian hoạt động 3,5 giây. Sau khi cháy hết, nó bị tách bỏ và động cơ chính được kích hoạt.
Động cơ chính có trọng lượng 110 kg, chiều dài 2,6 m. Thân tên lửa có 4 cánh ổn định hình chữ nhật và 4 cánh lái ở đuôi. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu bằng cách kết hợp dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu và radar chủ động giai đoạn cuối.
Aster-30 có tầm bắn 5 – 120 km, tầm cao tối đa 30 km, tốc độ lớn nhất 1.400 m/s, cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả đối với máy bay là 3 – 100 km hoặc 3 – 35 km với tên lửa đạn đạo. Tên lửa được trang bị hệ thống điều khiển phức hợp chính xác cao PIF/PAF, cho phép điều chỉnh lỗi dẫn đường và tăng tính cơ động.
Video đang HOT
Hệ thống SAMP/T sử dụng phiên bản nâng cấp của radar Arabel với các tính năng được cải thiện và phát triển theo tên lửa Aster-30 để tăng khả năng chống lại các mục tiêu ở độ cao lớn với tốc độ nhanh.
Ăng ten mảng pha 3D của radar Arabel có tốc độ quay 1 vòng/giây, làm việc trong dải tần 8 – 13 GHz với góc phương vị 360 độ và góc tà -50 – 90 độ. Radar Arabel có thể giám sát, theo dõi 130 mục tiêu khác nhau, dẫn hướng tên lửa tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, phát hiện tên lửa đạn đạo chiến thuật ở cự ly 600 km.
Việc SAMP/T có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ lúc này thì lời cảnh báo của Nga sẽ dùng S-400 tấn công các máy bay của liên quân phương Tây không còn nhiều ý nghĩa bởi theo tính toán của nhiều chuyên gia, hệ thống S-400 chỉ có ưu thế hơn SAMP/T ở tầm bắn, tên lửa đánh chặn có tốc độ cao và mang theo đầu đạn lớn hơn.
Tuy nhiên SAMP/T lại có kết cấu gọn gàng, độ cơ động cao nhờ tích hợp nhiều tính năng của các loại radar vào đài Arabel. Quan trọng nhất, xác suất tiêu diệt các mục tiêu máy bay và tên lửa hành trình của SAMP/T được đánh giá cao do đầu dò radar chủ động trên tên lửa Aster-30 áp dụng công nghệ mới và được dẫn đường bằng thuật toán tiên tiến.
Aster-30 Block 2 còn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung tầm bắn lên tới 3.000 km, vượt trội cả tên lửa 9M82M của hệ thống S-300VM Antey-2500. SAMP/T của châu Âu được đánh giá tương đương với hệ thống S-350 Vityaz mà Nga đang phát triển với mục đích thay thế cho S-300.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Đây là hình hài tên lửa phòng không Nga mạnh nhất thế giới?
Các trang mạng Nga mới đây tung một loạt ảnh được cho là mô hình bệ phóng tên lửa phòng không S-500 mạnh nhất thế giới của Nga.
Báo mạng Sina dẫn nguồn từ các trang mạng quân sự Nga loạt ảnh được cho là mô hình tổ hợp tên lửa phòng không S-500 mạnh nhất thế giới, đang được tập đoàn Almaz-Altey phát triển.
Quan sát mô hình, bệ phóng của tổ hợp tên lửa S-500 có thể sẽ được đặt trên khung gầm xe việt dã hạng nặng BAZ - khá giống khung gầm tổ hợp S-400 Triumf.
Trên khung gầm lắp đặt bệ phóng với hai ống phóng rất lớn thay vì 4 ống phóng như tổ hợp S-400 và S-300.
S-500 Prometey, còn được gọi là 55R6M Triumfator-M, một hệ thống phòng không tầm siêu xa và phòng thủ tên lửa đạn đạo đang được phát triển tại Nga. Hệ thống được phát triển để thay thế cho S-300. S-500 là sản phẩm của tập đoàn Almaz - Antey.
S-500 là hệ thống phòng không di động tiên tiến có tầm phóng tối đa lên tới 600km. Nó có khả năng đánh chặn 10 tên lửa đạn đạo cùng lúc đang di chuyển với tốc độ 5km/s ở độ cao lên tới 200km (bên ngoài tầng khí quyển).
Với tính năng "khủng" như vậy, có lẽ không lạ khi S-500 sẽ được trang bị các loại đạn tên lửa cực lớn. Vì thế khung bệ phóng tự hành sẽ chỉ có thể lắp 2 thay vì 4 viên.
Hình ảnh bệ phóng S-500 (dưới, bên góc trái), phía trên là bệ phóng S-350E Vityaz, sang ngang là bệ phóng tổ hợp Tor-M2, S-400 Triumf và cuối cùng là Buk-M3 xuất hiện trên tấm lịch quân sự Nga năm 2015.
Theo kế hoạch, quá trình phát triển hệ thống S-500 đến năm 2017 sẽ hoàn tất. Đến đầu năm 2018, các hệ thống S-500 có thể từng bước được biên chế vào các đơn vị Phòng không và Phòng thủ vũ trụ.
Theo_Kiến Thức
Nga khiến Mỹ và phương Tây "hoang mang tột độ" Hợp đồng bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 giữa Nga và Iran đang được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra và Tehran hi vọng tất cả các hệ thống tên lửa này sẽ được bàn giao trước cuối năm nay. Đó là thông tin vừa được Bộ Ngoại giao Iran đưa ra hôm qua (6/6). Trước đó, ngày...