NATO đổ lỗi lãnh đạo Afghanistan, tuyên bố không để nơi đây là hang ổ khủng bố
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Jens Stoltenberg cho rằng lãnh đạo Afghanistan là những người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ nhanh chóng về mặt quân sự.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại Kabul (Afghanistan) năm 2020 – Ảnh: REUTERS
Chủ trì cuộc họp với các đặc sứ của NATO ngày 17-8, ông Stoltenberg cho rằng “lãnh đạo chính trị của Afghanistan đã thất bại trong việc chống trả”, và rằng “thất bại này của lãnh đạo Afghanistan dẫn tới thảm họa mà chúng ta chứng kiến ngày hôm nay”.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, lực lượng Taliban đã đẩy nhanh các cuộc tấn công và chiếm quyền kiểm soát trên khắp đất nước, kể cả thủ đô Kabul và hiện đàm phán chuyển giao quyền lực, trong bối cảnh Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani được biết đã rời khỏi đất nước.
Đến nay, phía Taliban không gặp sự kháng cự quyết liệt nào, đặc biệt ở Kabul.
Video đang HOT
Trong khi đó, NATO là tổ chức dẫn đầu các nỗ lực quốc tế ở Afghanistan kể từ năm 2003, nhưng đã ngưng các hoạt động tác chiến vào năm 2014, nhằm tập trung vào việc huấn luyện, đào tạo lực lượng an ninh quốc gia cho Afghanistan.
Đó là lý do Mỹ và NATO đã đổ lỗi cho sự sụp đổ về mặt quân sự của chính quyền Afghanistan.
Trong phát biểu ngày 17-8, ông Stoltenberg cũng nói bản thân NATO phải rút kinh nghiệm từ sự kiện này, đồng thời phải tìm ra lỗ hổng trong các nỗ lực đào tạo quân sự của họ.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, tổng thư ký NATO cũng cho biết sẽ tiếp tục cảnh giác với khả năng các nhóm khủng bố tập hợp tại Afghanistan, và có thể sẽ tấn công từ xa nếu các tổ chức khủng bố này tái lập.
“Những người đang nắm quyền có trách nhiệm phải đảm bảo rằng khủng bố quốc tế không tái xác lập chỗ đứng nơi đây”, ông nói.
Theo ông Stoltenberg, mục tiêu của NATO là giúp xây dựng một nhà nước, chứ không phải hiện diện ở Afghanistan mãi mãi. NATO theo đó sẽ yêu cầu nhà cầm quyền mới ở Afghanistan chịu trách nhiệm nếu có vi phạm nhân quyền, bao gồm quyền phụ nữ.
Mỹ giữ lại những gì ở Afghanistan khi hoàn tất kế hoạch rút quân?
Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Afghanistan cho tới tháng 9, để ngỏ phương án không kích Taliban trong trường hợp cần bảo vệ các lực lượng Afghanistan.
Máy bay không quân Mỹ bay trên căn cứ Bagram cách thủ đô Kabul 50 km về phía Bắc ngày 1/7. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AP, một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ ngày 2/7 cho biết gần như toàn bộ binh sĩ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã rời Căn cứ Không quân Bagram, tổ hợp quân sự lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan, đánh dấu việc sắp hoàn tất kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ nước ngoài khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết thời điểm các binh sĩ cuối cùng của Mỹ và NATO rời khỏi căn cứ này, cũng như không tiết lộ khi nào căn cứ Bagram chính thức được chuyển giao cho các lực lượng Afghanistan.
Trong những ngày tới, đơn vị tác chiến cuối cùng của Mỹ sẽ rời khỏi Afghanistan theo đúng kế hoạch trước thời hạn 11/9 do Tổng thống Joe Biden đề ra.
Quan chức quân sự Mỹ cho biết khi binh sĩ rút khỏi Afghanistan, quyền quyết định tấn công lực lượng Taliban và triển khai các hoạt động nhằm vào phiến quân Al-Qaida sẽ được Tướng Scott Miller chuyển giao cho Tướng Thủy quân Lục chiến Frank McKenzie - một chỉ huy cấp cao Mỹ tại Trung Đông đang làm việc tại Flordia. Các cuộc không kích sẽ huy động chiến đấu cơ ở bên ngoài Afghanistan.
Trong khi đó, vị chỉ huy mới của Mỹ ở Afghanistan sẽ là Chuẩn tướng Hải quân Peter Vasely - người đang phụ trách sứ mệnh an ninh tại Đại sứ quán Mỹ. Ông đang ở Kabul và làm việc với Tướng Miller để chuyển giao nhiệm vụ.
Chuẩn tướng Vasely sẽ duy trì 650 binh sĩ chủ yếu đóng quân ngay tại đại sứ quán để đảm bảo sứ mệnh ngoại giao. Bên cạnh đó, Tướng McKenzie cũng sẽ có quyền giữ thêm 300 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan để hỗ trợ an ninh, bao gồm tại các sân bay.
Các quan chức Mỹ nhiều lần nhấn mạnh an ninh tại sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul cần được chú trọng để duy trì tuyến đường di chuyển cho phái đoàn ngoại giao của Mỹ tại Afghanistan. Cũng trong thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ sẽ giữ một hệ thống C-RAM, hệ thống phản tên lửa, pháo binh, súng cối, tại sân bay cùng lực lượng vận hành.
Trong cuộc họp báo cuối cùng tại Kabul vào đầu tuần này, Tướng Miller đã miêu tả về một bức tranh ảm đạm về tình hình an ninh tại Afghanistan. Ông lưu ý có nhiều khu vực của quốc gia này sẽ nhanh chóng rơi vào tay Taliban và cảnh báo về nguy cơ xảy ra nội chiến nếu chiều hướng tiếp diễn như hiện nay.
Về phần mình, Mỹ cũng đang nhanh chóng phát triển kế hoạch đưa hàng nghìn người phiên dịch Afghanistan và những người bản địa từng hỗ trợ hay hợp tác với liên quân rời khỏi đất nước. Binh sĩ Mỹ cũng sẽ cần được huy động để đảm bảo hoạt động sơ tán này.
Cơ bản, việc Mỹ rút quân đã hoàn thành thỏa thuận hòa bình với Taliban mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump ký vào tháng 2/2020. Thỏa thuận này kêu gọi Mỹ rút quân, đổi lại, Taliban tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với nhóm khủng bố Al-Qeada và đảm bảo rằng Afghanistan sẽ không trở thành nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố.
Phó Tổng thốngthứ nhất Afghanistan tuyên bố không đầu hàng Taliban Phó Tổng thống thứ nhất Afghanistan Amrullah Saleh ngày 17/8 tuyên bố ông đang ở Afghanistan và là "Tổng thống lâm thời hợp pháp" sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước trong bối cảnh lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul. Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo ở Kabul ngày...