NATO dè chừng trước sức mạnh quân sự Nga
Chỉ huy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu Philip Breedlove tuyên bố rằng, quân đội Nga đang phát triển, rèn luyện và thích ứng nhanh với thực tế hiện đại.
Trả lời phỏng vấn của Wall Street Journal vị đại diện Liên minh tuyên bố rằng nếu năm 2008, “chỉ quân đội Gruzia rất nhỏ cũng đẩy được quân đội Nga vào tình thế khó khăn”, thì đến năm 2014 sự can dự vào Crimea đã cho thấy rằng lực lượng vũ trang Nga kịp trải qua những chuyển biến đáng kể..
“Tôi nghĩ rằng từ ” bất ngờ “sẽ là quá mạnh, nhưng rõ ràng là Nga đang cải thiện quân đội của họ một cách tổng thể”, ông Philip Breedlove nhận định. Ông Breedlove cũng nói thêm rằng, Nga kiên trì với lập trường muốn giao tiếp bình đẳng.
Trước đó ông Philip Breedlove cũng tuyên bố rằng, Mỹ đang dùng chưa đủ phương tiện để ngăn chặn mối đe dọa dường như xuất phát từ Nga. Theo ý kiến của ông Breedlove, Washington cần phải tập trung chú ý vào “sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Moscow”.
NATO đang dè chừng sức mạnh quân sự Nga. Ảnh Sputnik
Wall Street Journal nhận xét rằng qua những phát biểu trên có thể thấy ý tưởng tăng cơ số binh sĩ và trang thiết bị của NATO tại các nước vùng Baltic và Đông Âu chính là của tướng Breedlove.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trước đó cũng cho rằng, NATO đang cân nhắc luân phiên triển khai 4 tiểu đoàn quân tại các cuộc gia thành viên ở Đông Âu, theo đề xuất mới nhất của các đồng minh nhằm bảo vệ những nước này trước những thách thức từ Nga.
Video đang HOT
Theo ông Carter, tính toán của NATO bao gồm việc triển khai 4 tiểu đoàn tới các nước thành viên của liên minh quân sự này ở khu vực Baltic và Ba Lan.
Tờ “The Wall Street Journal” cũng cho hay, NATO có thể sẽ triển khai tổng số khoảng 4.000 quân trong khuôn khổ kế hoạch nêu trên.
Trong khi đó, hãng thông tấn Interfax ngày 4.5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Sergei Shoigu biết, Nga sẽ bổ sung thêm 3 sư đoàn quân đội để chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của NATO.
Những sư đoàn này sẽ được thành lập trước cuối năm nay và triển khai dọc các khu vực biên giới phía Tây và phía Nam của Nga. Ông Shoigu được dẫn lời nhấn mạnh: “Bộ Quốc phòng đã thông qua một loạt biện pháp nhằm chống lại sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng NATO ở gần biên giới Nga”.
Theo Danviet
Kaliningrad Át chủ bài của Putin tại Baltic
Trong quá khứ, điện Kremlin đã sử dụng các mối đe dọa của việc triển khai tên lửa Iskander ở Kaliningrad như một lá bài mặc cả.
Nga đang đổ quân và vũ khí, bao gồm cả tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đến Kaliningrad, biến nơi này thành một trong những khu vực quân sự hóa nhất châu Âu và thành át chủ bài của Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc đối đầu với phương Tây.
Kaliningrad hiện là đại bản doanh của Hạm đội Biển Đen, các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye với hàng ngàn binh lính Nga đóng quân ở đó.
Tờ Business Insider ngày 19/6 dẫn lời một quan chức NATO giấu tên cho biết, Nga đã đưa hàng ngàn binh sĩ gồm cả lữ đoàn cơ giới bộ binh, hải quân, máy bay quân sự, các đơn vị tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến và hàng trăm xe bọc thép tới Kaliningrad.
Động thái này của Nga đã khiến các thành viên EU là Lithuania, Ba Lan phải nâng mức báo động.
"Họ đang tăng quân khá lớn ở quận Kaliningrad, nơi rất rất gần với các thành phố của chúng tôi," Andrius Kubilius, một cựu Thủ tướng Lithuania nói. "Vì vậy, tất nhiên chúng tôi thấy rất lo lắng."
Đáp ứng với những mối lo này, NATO tháng này đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn tại Ba Lan và các nước vùng Baltic, lên kế hoạch triển khai thêm một lữ đoàn vũ khí hạng nặng tới các nước Đông và Trung Âu.
Vị trí chiến lược của thành phố Kaliningrad.
Khu vực Kaliningrad nằm dọc theo biển Baltic từ lâu đã nắm giữ một vị trí quan trọng chiến lược đối với Nga. Moscow sáp nhập Kaliningrad từ Đức vào năm 1945. Nơi này là một khu quân sự khép kín trong suốt thời kỳ Xô Viết. Điều đó có nghĩa là chỉ những ai được phép mới được tới nơi này.
Kaliningrad hiện là đại bản doanh của Hạm đội Biển Đen, các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye với hàng ngàn binh lính Nga đóng quân ở đó.
Khi các cuộc đối đầu với phương Tây nóng lên, Nga rõ ràng dễ nhận thấy Kaliningrad là nơi thích hợp nhất để tăng triển khai phần cứng quân sự, Dmitry Gorenburg, một chuyên gia quân sự Nga tại Công ty Cổ phần CNA ở Arlington, Virginia (Mỹ) nhận định.
Kaliningrad cũng phục vụ như là điểm khởi đầu để Nga tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Baltic và không phận trên biển Baltic, Gorenburg nói. "Từ Kaliningrad, quân đội Nga có thể nhanh chóng đi ra ngoài, đến Thụy Điển, Ba Lan và Đức", ông Gorenburg giải thích.
Theo NATO và các nhà phân tích trong khu vực, một trong những điều khiến phương Tây lo lắng nhất hiện nay là ý định triển khai tên lửa Iskander tới Kaliningrad của Nga.
Iskander có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân, tầm bắn 400k. Điều đó có nghĩa là từ Kaliningrad, nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở nhiều thành phố quan trọng của châu Âu, gồm cả Berlin và Warsaw.
Trong quá khứ, Điện Kremlin đã sử dụng các mối đe dọa của việc triển khai tên lửa Iskander ở Kaliningrad như một lá bài mặc cả. Trong năm 2008, Moscow từng tuyên bố sẽ triển khai tên lửa ở đó nếu Washington triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Czech. Lời đe dọa này đã buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ những kế hoạch đó vào năm 2009./.
Theo GIáo Dục
Nga đang gửi tín hiệu gì cho Mỹ ở Baltic? Những sự cố và hiện diện quân sự của Mỹ và Nga ở vùng biển Baltic trong những ngày qua đang làm leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia. Những lần "gặp gỡ" quân sự của Nga và Mỹ gia tăng đáng kể ở Baltic trong những năm gần đây. Ngày 2.5, Tư lệnh Hải quân Mỹ phụ trách tác chiến, Đô...