NATO đau đầu “giải cứu” các nước Baltic và Ukraine khỏi Nga
Nga đang sử dụng các cuộc tập trận nhằm che giấu các hoạt động chuyển quân lớn đến gần biên giới Ukraine và gửi quân đến Ukraine để hỗ trợ lực lượng ly khai, quan chức NATO nhận định
Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: “Có các mối đe dọa trong việc Nga tiến hành các cuộc tập trận bất ngờ nhằm che giấu việc “thôn tính” một phần của nước khác, như đã “chiếm đoạt” Crimea”.
Nga đang sử dụng các cuộc tập trận nhằm che giấu các hoạt động chuyển quân lớn đến gần biên giới Ukraine và gửi quân đến Ukraine để hỗ trợ lực lượng ly khai, ông Jens Stoltenberg nói.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng nhấn mạnh rằng liên minh “sẽ phản ứng đáp trả theo cách thức tỷ lệ thuận trong trường hợp Nga tấn công” vào các quốc gia thành viên NATO.
Theo Jens Stoltenberg, phòng thủ tập thể vẫn là vấn đề quan trọng nhất đối với liên minh hiện nay.
Tại Hội nghị “an ninh của NATO” diễn ra tại Prague cộng hòa Czech, vấn đề mối đe dọa từ phía Nga được đưa ra thảo luận. Tại đây, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Tướng cộng hòa Czech, Peter Pavel tuyên bố quân đội Nga có khả năng “xâm chiếm” các nước Baltic trong vòng hai ngày và cũng trong thời gian đó, quân đội nước này cũng có thể “nuốt chửng” Kiev.
Video đang HOT
Trước đó, tờ Deutsche Welle viết Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso về các mối đe dọa từ Putin đối với các nước châu Âu. Ông Poroshenko nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo Nga nói: “Nếu tôi muốn thì quân đội Nga có thể trong hai ngày không chỉ chiếm Kiev mà còn Riga, Vilnius, Tallinn, Warsaw và Bucharest”.Cũng theo tướng Peter Pavel, trong tình huống này NATO “không thể phản ứng kịp thời, đầy đủ”. NATO sẽ mất nhiều thời gian để có được một quan điểm chung, thống nhất. Và lúc đó, Liên minh phải thông qua một quyết định hết sức khó khăn để bắt đầu một cuộc chiến tranh với Nga, trong đó có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Còn tờ The Guardian (Anh) viết Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đang rất lo ngại về mối đe dọa hạt nhân từ Nga, bởi nó gây ra “quan ngại sâu sắc và nguy hiểm”. Ông Jens Stoltenberg quan ngại việc Nga lên kế hoạch triển khai các tên lửa có khả năng mang vũ khí hạt nhân ở Kaliningrad, gần biên giới Ba Lan.
Theo Jens Stoltenberg, việc Nga có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân tại Kaliningrad là “bất hợp lý, gây bất ổn, và nguy hiểm”, và nhấn mạnh “chúng ta không quay trở lại “chiến tranh lạnh”, nhưng chúng ta đang ở xa trong quan hệ đối tác chiến lược”.
The Globe and Mail viết quân đội Nga đang tập hợp quân, xe tăng, tên lửa, pháo binh, xe bọc thép đến gần biên giới Ukraine.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã gay gắt chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin vì “sự xâm lược thô bạo” đối với Ukraine và tuyên bố Tổng thống Putin sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các cuộc “đàn áp khắc nghiệt”, đồng thời cảnh báo các nước phương Tây cần phải chuẩn bị để đáp trả bằng những lệnh trừng phạt thêm nữa nhằm vào Nga nều cần thiết.
Ông Biden cáo buộc Điện Kremlin tài trợ cho các thế lực chính trị gây mất ổn định ở khắp châu Âu, nuôi dưỡng “bộ máy tuyên truyền hung hăng” và sử dụng vấn đề tham nhũng như một công cụ của chính sách ngoại giao.Phát biểu tại Viện Brookings ở Washington, ông Biden đã hối thúc hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo châu Âu vào tháng 6 tới tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Nga cho đến khi các điều khoản về một thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine được đáp ứng.
Hiện điện Kremlin từ chối bình luận về sự “chuyển động” của quân đội Nga. Song, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov gọi các cáo buộc của phương Tây về khả năng quân đội Nga xâm lược Ukraine là vô căn cứ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Độc lập, một trong những tờ báo có số lượng truy nhiều nhất tại Nga.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Anh bắt đầu bước vào cuộc chiến "cân não" với EU
Thủ tướng Anh Cameron hôm qua (25/5) bắt đầu chiến dịch ngoại giao nhằm xác định tương lai của nước Anh trong EU bằng cuộc gặp với Chủ tịch EC.
Cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean- Claude Juncker được cho có ý nghĩa rất quan trọng có thể dẫn tới những cải cách, cũng như quyết định sự toàn vẹn của Liên minh châu Âu sau hơn 50 năm tồn tại.
Thủ tướng Anh Cameron gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean- Claude Juncker (ảnh: BBC)
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua đã có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean- Claude Juncker tại tư dinh ở ngoại ô thủ đô London để thúc đẩy các chương trình cải cách Liên minh châu Âu, được nước này công bố tại Hội nghị cấp cao Đối tác phương Đông diễn ra hồi tuần trước tại Latvia.
Cuộc gặp diễn ra chỉ 2 ngày trước khi chính phủ Anh chính thức trình Quốc hội dự luật trưng cầu ý dân về sự đi hay ở trong Liên minh châu Âu vào ngày 28/5 tới. Có thể nói cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean- Claude Juncker là sự mở đầu cho chiến dịch ngoại giao chưa từng có của nước Anh nhằm gia tăng vị thế của đất nước tại một liên minh mà hai động lực chính vẫn là Pháp và Đức.
Dự kiến, tối 27/5, ông Cameron sẽ tới Đan Mạch và ngày 28/5 tới Hà Lan, đây đều được xem là những đồng minh chính của Anh trong Liên minh châu Âu. Song các cuộc gặp được mong đợi nhất và mang tính quyết định lại là cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande vào tối 29/5 tại điện Elysee và ngày 30/5 với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thủ đô Berlin.
Một số nguồn tin cho biết, cả Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel ngay từ đầu đã bác bỏ một trong những yêu cầu của Thủ tướng Anh Cameron, song không nêu cụ thể.
Tuy nhiên, điều này lại không phải là bất ngờ. Bởi ngay từ đầu, cũng giống như các nhà quan sát quốc tế, Thủ tướng Anh David Cameron đã thừa nhận, dù chắc chắn cuối cùng nước Anh cũng đạt được một thỏa thuận về những cải cách đối với Liên minh châu Âu, song các cuộc đàm phán sẽ không phải là dễ dàng.
"Không phải chỉ riêng nước Anh hay tôi có mong muốn về một châu Âu cải cách và hội nhập hơn. Thực tế là thị trường chung không được bảo vệ đầy đủ và vì thế các nước khu vực đồng euro muốn hội nhập hơn. Các nước không hài lòng với tỷ lệ người nhập cư và các chính sách xã hội đang được thực hiện. Tôi tin đây đều là những vấn đề mà chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được". Ông Cameron nói.
Tới nay, Thủ tướng Cameron vẫn kiên quyết với lập trường nước Anh muốn tiếp tục ở lại Liên minh châu Âu, nhưng với điều kiện nhận được sự bảo đảm về những cải cách liên quan đến vấn đề nhập cư và phúc lợi xã hội, ngoài ra Liên minh châu Âu cũng phải trả lại cho Anh một số đặc quyền riêng.
Song các nhà lãnh đạo châu Âu chủ chốt dù khẳng định sẵn sàng lắng nghe và thương thuyết với Anh, nhưng cảnh báo sẽ có "giới hạn đỏ" trong việc đàm phán với Anh, khối muốn giữ Anh ở lại trong Liên minh châu Âu nhưng không phải bằng mọi giá. Hơn nữa, nước Anh cũng đã được hưởng rất nhiều ưu đãi ngoại lệ, trong đó có việc cho phép Anh được giảm một số khoản đóng góp.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là một cuộc chiến "cân não" thực sự giữa nước Anh và toàn bộ Liên minh châu Âu. Nếu thất bại, thì cả hai bên đều sẽ phải hứng chịu những cơn địa chấn không hề nhẹ. Việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả to lớn về kinh tế cho khối, đồng thời ảnh hưởng tới tâm lý của các nước thành viên còn lại khác.
Còn đối với nước Anh, nước này sẽ mất đi vị thế trên trường quốc tế và phải đàm phán lại với Liên minh châu Âu một loạt các hiệp định thuế và thương mại. Chính vì thế, chắc chắn Anh và Liên minh châu Âu cuối cùng cũng sẽ đi tới một thỏa thuận, song vấn đề là các bên sẽ nhượng bộ đến đâu./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Tích cực thúc đẩy Đối tác chiến lược Việt -Nhật Chiều qua 21-5, trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã gặp ông Hayashi, Chủ tịch Ủy ban điều hành Hạ viện-Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật-Việt. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản được Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt tích cực...