NATO đang tìm cách “khoe” sức mạnh gần biên giới Nga
Theo báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung, động thái quân đội của NATO và Mỹ liên tục di chuyển tới gần biên giới Nga hơn, thực hiện hàng loạt cuộc tập trận tại các nước khu vực Baltic và trên khắp Đông Âu là nhằm phô trương sức mạnh, “đe nẹt” Nga và “bảo vệ” các đồng minh của mình.
Mỹ, NATO diễu binh cực lớn “khoe” sức mạnh gần biên giới Nga
Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung cho biết: “Hơn 100 xe bọc thép và hàng nghìn binh sĩ của Mỹ và NATO đã diễu binh hơn 1.800km qua 6 quốc gia châu Âu để chứng minh cho các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan và Cộng hòa Czech thấy rằng, họ đang được “bảo vệ” khỏi sự xâm chiếm của Nga”.
Các phương tiện truyền thông gọi, đây là “cuộc diễu binh uy lực” và dự kiến sẽ kết thúc tại một căn cứ quân sự ở Bavaria vào ngày 1-4 tới.
Theo tờ báo Đức, hoạt động này vốn là quá trình chuyển quân tạm thời của quân đội Mỹ, thế nhưng bây giờ lực lượng quân đội sẽ tiến hành triển khai thường trú tại các nước Đông Âu. Sự khác biệt là lần này là việc chuyển giao được tổ chức một cách công khai.
Trước kia, các đoàn xe bọc thép và binh sĩ thường được vận chuyển bằng đường sắt, đường biển, nhưng bây giờ họ đã công khai hành quân trên bộ, được bảo vệ bởi một lữ đoàn không quân.
Video đang HOT
Tháng trước, hàng loạt xe chiến đấu của Mỹ đã diễu hành tại một thành phố của Estonia, nhân Ngày độc lập, chỉ cách biên giới Nga vài trăm mét. Hành động này đã khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây ngày càng đi xuống kể từ Chiến tranh Lạnh.
Trong khi đó, Estonia cũng khoe các loại vũ khí chống tăng, phòng không, lựu pháo, xe thiết giáp và một số khí tài khác. Khoảng 1.400 binh sĩ diễu hành qua các con phố ở Narva, gồm 1.300 lính Estonia, 100 lính Anh, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Latvia và Lithuania.
Các thành viên NATO gồm Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania đã nhiều lần tuyên bố rằng họ đang rất lo lắng về một mối đe dọa từ Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine, và kêu gọi tăng sự hiện diện quân sự của NATO ở Đông Âu.
Thủ tướng Estonia Taavi Roivas nhấn mạnh: “Narva (thủ đô của Estonia) là một phần của NATO, giống như New York hay Istanbul và liên minh sẽ bảo vệ từng mét vuông lãnh thổ của mình”.
Tuy nhiên, một số nguồn tin khác chỉ ra rằng, cuộc diễu binh này có mục đích ngoài chính trị, cụ thể là văn hóa. Quân đội Mỹ dự kiến sẽ dừng lại tại một số địa phương, tương tác với người dân để tìm hiểu sự đa dạng văn hóa châu Âu, nhằm xây dựng mối quan hệ tin cậy trong liên minh.
Đối với những hành động của Mỹ và NATO ở châu Âu, Nga đã rất tức giận và cho rằng, liên minh quân sự này không cần phải “phô diễn” sức mạnh ngay sát nách Moscow như vậy. Đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả thích đáng với động thái trên.
Từ lâu, Moscow đã liên tục phản đối sự mở rộng NATO, tuyên bố khối liên minh quân sự thời Chiến tranh Lạnh là mối đe dọa an ninh chủ yếu đối với toàn châu Âu. Bởi họ đã lợi dụng cuộc xung đột tại Ukraine để bao biện cho hành động đưa quân đến các nước thành viên của mình ở Đông Âu.
Theo Thu Huyền/Sputnik
An ninh Thủ đô
Hải quân Nhật nhận tàu sân bay trực thăng "khủng" Izumo
Hải quân Nhật Bản ngày 25/3 đã được bàn giao chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ thời Thế chiến II, Izumo, một tàu sân bay trực thăng lớn tương đương với các tàu sân bay của Nhật từng đối đầu với các tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương thời chiến tranh.
Tàu chiến Izumo (Ảnh: Defenceradar)
Chiến hạm Izumo, với thủy thủ đoàn 470 người, được xem là một ví dụ dễ thấy nhất về việc Nhật đang mở rộng các khả năng của quân đội nhằm hoạt động ở nước ngoài. Con tàu đi vào hoạt động trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tìm kiếm sự phê chuẩn của quốc hội nhằm nới lỏng các hạn chế của hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật.
Tàu chiến Izumo, dài 248m, giống các tàu sân bay tấn công đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ về kích cỡ và thiết kế, nhưng được dùng như một tàu khu trục trực thăng, tên gọi cho phép Nhật vẫn tuân thủ lệnh cấm của hiến pháp, vốn cấm các phương tiện để tiến hành chiến tranh. Các tàu sân bay, với khả năng triển khai lực lượng, bị xem là vũ khí tấn công.
"Izumo có thể thực hiện một loạt các vai trò, trong đó có các chiến dịch gìn giữ hòa bình, trợ giúp và cứu trợ thảm họa quốc tế", Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết trong lễ bàn giao tàu tại xưởng đóng tàu của Công ty JMU tại thành phố Yokohama ngày 25/3.
"Tàu cũng sẽ giúp nâng cao các khả năng của chúng ta nhằm chiến đấu với các tàu ngầm", ông Nakatani nói thêm.
Các động thái của Thủ tướng Abe nhằm nới lỏng hiến pháp hòa bình của Nhật và tăng cường các khả năng phòng thủ đang khiến Trung Quốc lo ngại.
Nhật Bản cũng đang bổ sung các máy bay tuần tra tầm xa và các máy bay vận tải quân sự vào khả năng phòng vệ, mua các chiến đấu cơ F-35, các phương tiện đổ bộ, trực thăng Osprey, có thể hoạt động từ tàu Izumo.
Izumo không có máy phóng cần thiết để phóng các máy bay chiến đấu. Nhưng phiên bản F-35 dành cho hải quân, có khả năng hạ cánh và cất cánh thẳng đứng, có thể hoạt động từ tàu chiến này.
Đóng tại căn cứ hải quân Yokosuka, cũng là cảng nhà của nhóm tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, Izumo sẽ gia nhập cùng 2 tàu trực thăng nhỏ hơn khác đang phục vụ tại đó.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ "gây rối" ở Ukraine vì lo sợ xuất hiện liên minh Nga - Đức George Friedman, người đứng đầu mạng tình báo Stratfor (Mỹ) nói rằng, mục tiêu tối thượng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ là bằng mọi cách không để xuất hiện liên minh Nga - Đức. Phát biểu tại Hội đồng Chicago về các vấn đề Đối ngoại với chủ đề "Châu Âu: Định mệnh của các cuộc xung đột", ông Friedman nói...