NATO chuẩn bị đối phó với vũ khí hóa học của Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (23/4) đã lên tiếng kêu gọi NATO chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với nguy cơ sử dụng vũ khí hòa học của Syria trong cuộc nội chiến chưa có hồi kết của nước này.
Tại một hội nghị các ngoại trưởng NATO ở Brussels, Ngoại trưởng Mỹ phát biểu: “Chúng ta cũng nên cùng xem xét thật cẩn thận việc NATO chuẩn bị thế nào để bảo vệ các nước thành viên khỏi mối đe dọa từ Syria, trong đó có mối đe dọa tiềm tàng từ vũ khí hóa học của nước này”.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Ông Kerry cho rằng, NATO nên có kế hoạch rõ ràng để bảo vệ các nước thành viên trước mối đe dọa từ Syria . NATO đã triển khai một loạt hệ thống chống tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên của NATO có đường biên giới với Syria sau khi nhiều đợt trọng pháo từ Syria tấn công vào các khu làng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng trong hôm qua, một nhà phân tích tình báo quân sự hàng đầu của Israel – Thiếu tướng Itai Brun cho biết, quân chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, nhiều khả năng là khí sarin để chống lại phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Tại cuộc hội thảo thường niên của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel, ông Brun nói, những bức ảnh chụp các nạn nhân sủi bọt ở miệng và đồng tử co lại là dấu hiệu cho thấy khí độc chết người đã được sử dụng.”Đã có việc sử dụng vũ khí hóa học chết người. Đó là loại vũ khí nào? Nhiều khả năng là sarin”, hãng Reuters dẫn lời ông Brun cho biết.
Trong bài phát biểu được đài phát thanh quân đội Israel tường thuật, ông Brun cho rằng, lực lượng trung thành với ông Asasd đứng đằng sau một số vụ tấn công hóa học vào quân nổi dậy trong vài tháng qua. Trong khi đó, quân chính phủ Syria cũng cáo buộc phe nổi dậy đang sử dụng loại vũ khí này để chống lại họ, cũng như sát hại dân thường.
Trước đó, hôm 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong chuyến công du tới Israel cho biết, các cơ quan tình báo Mỹ vẫn đang tìm hiểu liệu vũ khí hóa học có được sử dụng trong cuộc nội chiến ở Syria hay không.
“Mỹ cùng Israel có các lựa chọn cho mọi tình huống bất ngờ và việc sử dụng vũ khí hóa học của chính phủ Syria sẽ là bước ngoặt lớn trong vấn đề vượt qua lằn ranh đỏ”, ông Hagel nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói, việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria là một lằn ranh đỏ để Mỹ hành động mạnh tay hơn.
Theo vietbao
Nga cảnh báo hành động "dương oai diễu võ" của Mỹ
Nga hôm qua (29/3) đã lên tiếng cảnh báo về những hành động đáp trả đầy hiếu chiến trước những lời đe dọa ngày một mạnh bạo của Triều Tiên gần đây. Theo Moscow, những đòn đáp trả kiểu "dương oai diễu võ' đó có thể biến tình hình căng thẳng leo thang thành bạo lực.
Máy bay ném bom tàng hình tối tân B-2 của Mỹ
"Chúng tôi cực kỳ quan ngại trước việc, song song với phản ứng thích hợp từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và hành động tập thể của cộng đồng quốc còn có những hành động đơn phương khác xung quanh Triều Tiên. Những hành động đó ngày một liên quan nhiều đến hoạt động quân sự", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói như vậy với các phóng viên sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ukraine Leonid Kozhara ngày hôm qua.
Ông Lavrov kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay hãy kiềm chế, không nên đưa ra thêm những hành động phô trương sức mạnh nữa.
Mặc dù Ngoại trưởng Nga không chỉ đích danh đến bất kỳ nước nào nhưng rõ ràng, những lời phát biểu trên của ông ám chỉ đến căng thẳng đang bùng phát dữ dội giữa Bình Nhưỡng và Washington sau cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn ở sát khu vực biên giới liên Triều. Trong bối cảnh căng thẳng này, Mỹ đã có một hành động "gây giật mình" khi cho triển khai những chiếc máy bay ném bom tàng hình tối tân B-2 đến bán đảo Triều Tiên.
Hai chiếc máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri của Mỹ và bay tới bán đảo Triều Tiên để thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật. Động thái này được các nhà phân tích đánh giá là bất thường vì hai lý do. Thứ nhất, máy bay ném bom tàng hình B-2 vốn là vũ khí tối mật của Mỹ và nước này hầu như không tiết lộ thông tin về vị trí của những chiếc máy bay B-2. Thứ hai, chi phí cho việc thực hiện một chuyến bay của B-2 rất "khủng" nên nếu không thực sự cực kỳ cần thiết, Mỹ không bao giờ "tung" B-2 ra.
Việc triển khai một trong những thứ vũ khí đáng sợ hàng đầu của Mỹ như máy bay ném bom B-2 đến gần Triều Tiên rõ ràng là lời cảnh báo sắc lạnh gửi đến Triều Tiên. Tuy nhiên, người ta đang lo lắng tự hỏi, liệu hành động "dương oai diễu võ" bằng B-2 vừa rồi có phải là dấu hiệu cho thấy Mỹ đã sẵn sàng trừng phạt Triều Tiên bằng hành động quân sự.
Có lẽ, chưa bao giờ trong nhiều năm trở lại đây, cộng đồng quốc tế lại quan ngại về tình hình bán đảo Triều Tiên như thời điểm này. Bản thân một quan chức hàng đầu NATO cũng thừa nhận, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Triều Tiên là khó tránh khỏi. Viễn cảnh chiến tranh Mỹ-Triều cận kề khi các bên liên quan trên bán đảo Triều Tiên đang "tung" ra những hành động quân sự đầy bất cẩn. Một bên là Mỹ, Hàn tập trận rầm rộ và triển khai cả những vũ khí đáng sợ hàng đầu. Bên kia là Triều Tiên cũng không vừa khi nước này đã ra lệnh cho các đơn vị tên lửa vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, nhắm bắn vào các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc.
Trung Quốc tránh xa khủng hoảng Mỹ-Triều
Trong khi Nga bày tỏ quan ngại về những động thái dương oai diễu võ trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc - nước được xem là đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng, dường như đang cố tìm cách đưa mình tránh xa cuộc khủng hoảng này.
Bắc Kinh hôm qua đã thể hiện rõ lập trường "không can thiệp" đối với tình hình căng thẳng đang bùng lên trên bán đảo Triều Tiên. Theo Bắc Kinh, nước này sẽ không can thiệp trực tiếp để kiềm chế Bình Nhưỡng.
"Hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á sẽ đem lại lợi ích chung và cũng đòi hỏi những nỗ lực chung của tất cả các bên. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng nỗ lực để làm đảo chiều tình hình căng thẳng hiện nay", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua.
Phát biểu ngắn gói gọn trong vài câu trên của ông Hồng Lỗi đã cho thấy lập trường thận trọng của Trung Quốc đối với tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Trung Quốc vốn là đồng minh thân thiết nhất và cũng là nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên. Người ta tin rằng, Bắc Kinh là nước có ảnh hưởng nhiều nhất và cũng duy nhất đến Triều Tiên. Theo lẽ thường, Trung Quốc sẽ phải là nước can thiệp tích cực nhất và trực tiếp vào tình hình bán đảo Triều Tiên bởi ngoài quan hệ đồng minh với Bình Nhưỡng, tình hình ở Triều Tiên cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Kinh. Vậy vì sao phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay lại khác thường như vậy?
Nhiều người cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh phản ứng thờ ơ với vấn đề Triều Tiên như vậy là do bản thân Bắc Kinh cũng đang bực mình với cách hành xử của nước đồng minh thân thiết cũng là láng giềng sát nách của họ.
Trung Quốc rõ ràng đã cảm thấy mất mặt khi chỉ trong thời gian ngắn vài ba tháng, họ đã bị Bình Nhưỡng liên tiếp "dội những gáo nước lạnh". Triều Tiên đã cố tình phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12 năm ngoái và thử hạt nhân hồi tháng 2 vừa rồi bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Bắc Kinh.
Có vẻ như Bắc Kinh đang mất dần sự kiên nhẫn với Bình Nhưỡng nên nước này đã để mặc cho các cường quốc trừng phạt đồng minh của họ. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình trên bán đảo Triều Tiên để không cho nó "vượt ra khỏi tầm kiểm soát".
Theo vietbao
Trung Quốc tuyên bố chưa từng xâm chiếm một tấc đất của nước khác! Đài phát thanh quốc tếTrung Quốc(CRI) ngày 29/3 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố: Trung Quôc là nước yêu chuông hoà bình, chưa bao giờ xâm chiêm môt tâc đât của nước khác. Ông Hồng Lỗi. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra gần đây không như Người phát ngôn Bộ ngoại giao phát biểu. Đài CRI...