NATO: Chiến đấu với Nga con đường duy nhất của Ukraine
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết, các thành viên NATO đã nói với Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng chiến đấu với Nga qua sự hỗ trợ của phương Tây là con đường duy nhất của Ukraine.
“Chúng tôi đã khẳng định rõ rằng cuộc chiến này chỉ có thể chiến thắng trên chiến trường và chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ Tổng thống Zelensky cùng người dân Ukraine nhiều nhất có thể để họ giành chiến thắng”, ông Alexander De Croo nhận định với báo giới bên lề Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Madrid ngày 29/6.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo. Ảnh: Getty
Ông cho biết, ông có cơ hội trao đổi riêng với Tổng thống Zelensky, đồng thời nhận định, Bỉ nằm trong những quốc gia đầu tiên cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev và nước này sẽ tiếp tục chuyển vũ khí cho Ukraine.
Thủ tướng Bỉ cũng đánh giá Ukraine đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ EU khi liên minh này trao cho Kiev tư cách ứng viên vào tuần trước.
“Một số người nói rằng đó chỉ là động thái mang tính biểu tượng nhưng những thông điệp biểu tượng cũng vô cùng quan trọng”, ông Alexander De Croo cho hay.
Video đang HOT
Thủ tướng Bỉ cũng khen ngợi thành công của Thượng đỉnh NATO khi Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thái độ phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh./.
Tổng thống Zelensky: 1/5 lãnh thổ Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga
Theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, lãnh thổ Ukraine đang nằm trong tay Nga bằng diện tích 3 nước châu Âu cộng lại, bao gồm cả những vùng Matxcơva đã thiết lập kiểm soát trước ngày 24-2.
Tổng thống Zelensky trong chuyến thăm tiền tuyến tại thành phố Kharkov ngày 29-5 - Ảnh: REUTERS
"Ngay lúc này, khoảng 20% lãnh thổ của chúng tôi đã nằm dưới sự kiểm soát của họ", Tổng thống Zelensky nêu vấn đề trong bài phát biểu trước các nhà lập pháp Luxembourg ngày 2-6.
Các lực lượng Nga đang củng cố sức mạnh ở khu vực phía đông Donbass và tiến về trung tâm hành chính trên thực tế của Ukraine ở khu vực này là thành phố Kramatorsk.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Zelensky cho biết trước ngày 24-2, lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn và quân đội Nga đã kiểm soát 43.000km 2, khu vực theo so sánh của ông, tương đương diện tích của Hà Lan.
Nhưng con số đó - hơn ba tháng kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine - đã tăng lên gần 125.000km 2, lãnh thổ ông nói "lớn hơn nhiều" so với Hà Lan, Bỉ và Luxembourg cộng lại.
Các lãnh thổ này gồm bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014, các khu vực Nga mới kiểm soát sau ngày 24-2 và khu vực phe thân Nga chiếm ở miền đông trước đó.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cho biết một khu vực có diện tích lớn hơn gấp đôi - "gần 300.000km 2" - đã bị "ô nhiễm" bởi bom mìn và vật liệu chưa nổ kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Cùng ngày, tại một sự kiện quốc tế khác ở Slovakia, ông Zelensky tiếp tục kêu gọi viện trợ vũ khí cho Ukraine, giúp nước này giành chiến thắng trước Nga.
Ukraine đã nhận được các hệ thống vũ khí hạng nặng từ Mỹ và đồng minh, mới đây nhất là hệ thống pháo cơ động có tầm bắn xa HIMARS M142 từ Mỹ.
Trong ngày 2-6, chính quyền Thụy Điển cũng xác nhận sẽ cung cấp tên lửa chống hạm, chống xe tăng và súng trường cho Ukraine. Đây là lần đầu tiên Thụy Điển cung cấp tên lửa chống hạm cho Kiev sau lô vũ khí chống tăng và áo giáp cung cấp hồi tháng 2.
Khi được hỏi về mục đích sử dụng những loại vũ khí mới và liệu có tấn công vào lãnh thổ Nga, đại diện Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết cuộc chiến của Kiev là cuộc chiến phòng vệ và sẽ luôn như vậy.
Nga: UAV Mỹ không thay đổi được cục diện chiến sự
Ngày 2-6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố 4 máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle mà Mỹ có kế hoạch bán cho Ukraine sẽ không khiến Nga thay đổi "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.
MQ-1C Grey Eagle được cho có khả năng mang tên lửa Hellfire và có thể được dùng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Khi được hỏi về nguy cơ này, ông Peskov mô tả đây là một viễn cảnh "khó chịu" và sẽ khiến tình hình thêm tồi tệ.
EU chưa sẵn sàng đồng ý với lệnh cấm dầu của Nga? Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đồng ý về lệnh cấm dầu của Nga tại hội nghị thượng đỉnh vào hôm 30-31/5 ở Brussels. Nhiều tuần mặc cả về vấn đề này vẫn chưa kết thúc ngay cả khi họ hy vọng về một thỏa thuận sau đó. Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trước truyền thông...