NATO căng thẳng vì lo Triều Tiên ném bom hạt nhân châu Âu
Giới chức NATO ngày càng quan ngại về khả năng Triều Tiên đã phát triển được vũ khí đe dọa an ninh các nước phương Tây và có thể sử dùng tên lửa hạt nhân để tấn công châu Âu hoặc Mỹ.
Triều Tiên được cho là đã sở hữu vũ khí đe dọa các nước châu Âu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mạnh mẽ cảnh báo rằng: “Chúng tôi nhận ra rằng châu Âu cũng đã nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên, và các quốc gia thành viên của NATO đang gặp nguy hiểm”.
Những tuyên bố của ông Stoltenberg được đưa ra trong bối cảnh ông đang thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 nước láng giềng Triều Tiên trong 2 ngày 30-31.10.Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng trấn an rằng, NATO quyết tâm và có khả năng đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào, bất kỳ kẻ xâm lược nào đồng thời đã cố gắng tìm cách bảo vệ các nước thành viên khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Theo đó, trong cuộc phỏng vấn khác với tờ Jiji Press được đăng tải hôm 29.10, ông Stoltenberg còn khẳng định NATO không muốn xảy ra chiến tranh với Triều Tiên.
“Dù vậy, liên minh quân sự NATO và các đồng minh vẫn không muốn xảy ra chiến tranh. Đó sẽ là một thảm họa. Tất cả các quốc gia cần phải thực hiện đầy đủ, minh bạch các biện pháp trừng phạt kinh tế. Và chúng ta cần tiếp tục gây áp lực lên Triều Tiên”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Tổng thư ký NATO cho rằng, cần nỗ lực thêm để tìm ra giải pháp ngoại giao để hóa giải khủng hoảng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.
“Tuy nhiên, vẫn cần thêm những nỗ lực ngoại giao để tìm ra giải pháp hòa bình cho xung đột trên bán đảo Triều Tiên”, Tổng thư ký NATO nói.
Theo RT, NATO không trực tiếp tham gia nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các đồng minh trong khu vực cũng như Mỹ – một thành viên của NATO.
NATO đã triển khai các lá chắn tên lửa để bảo vệ các quốc gia châu Âu khỏi những mối đe dọa đến từ các quốc gia như Triều Tiên và Iran.
Năm ngoái, NATO chính thức tuyên bố cơ sở phòng thủ tên lửa tại Deveselu (Romania) đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, NATO cũng đang bắt đầu xây dựng một cơ sở khác tại Ba Lan giúp hoàn thiện hệ thống lá chắn ở khu vực Đông Âu vào năm 2018.
Nga từ lâu đã bày tỏ sự phản đối kịch liệt với hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu. Moscow cáo buộc, NATO lợi dụng Triều Tiên để làm cái cớ để phát triển hệ thống lá chắn tên lửa nhằm chống lại Nga.
Theo Danviet
Súng Việt Nam được trang bị đạn chuẩn NATO tự sản xuất
Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công loại đạn 7,62 x 51mm M80 theo chuẩn NATO.
Những loại đạn này là sản phẩm của Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). Để sản xuất thành công đạn 7,62 x 51 mm M80, Nhà máy Z113 đã gặp rất nhiều khó khăn do loại đạn này chưa được sản xuất ở nước ta.
Bản thân dây chuyền chế tạo trong nước mới chỉ dùng để sản xuất đạn K56, K51, K53, trong khi yêu cầu đặt ra là phải chế tạo đạn mới trên dây chuyền hiện tại.
Giải pháp chính là thay đổi vật liệu, dựa trên cơ sở các thiết bị có sẵn, cải tạo các hệ thống trang bị công nghệ, hệ thống cung cấp phôi, đồ gá để tiến hành sản xuất mà không phá vỡ kết cấu của thiết bị.
Thử nghiệm đạn Việt Nam tự sản xuất.
Đạn 7,62 x 51 mm M80 do Nhà máy Z113 sản xuất đã đáp ứng đầy đủ tính năng kỹ chiến thuật, chất lượng cấp 1, tương đương với đạn nhập ngoại.
Sản phẩm tạo ra hiệu quả và ý nghĩa lớn trong việc chủ động về thiết kế và công nghệ để đưa vào trang bị trong quân đội, góp phần đắc lực cho hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Đạn 7,62 x 51 mm M80 khi đưa vào sử dụng sẽ được trang bị cho súng trường M14 và súng máy M60 chúng ta thu được sau giải phóng miền Nam 30/4/1975. Ngoài ra, đạn còn được trang bị cho súng MAG 58 nhập khẩu sau này.
Được biết, đại liên M60 là loại súng máy đa năng, sử dụng cơ chế trích khí, đạn nạp vào bằng dây, làm mát bằng không khí với một chế độ bắn duy nhất là liên thanh. M60 có thể được khai hỏa từ máy bay, từ hỏa điểm hay kẹp nách để bắn. Súng sử dụng loại đạn cỡ 7,62 mm.
M60 được đưa vào từ năm 1957, nó là loại rất phổ biến, hiện vẫn còn trong trang bị của các nhánh trong Quân đội Mỹ và quân đội một số nước khác. Cũng như các loại súng máy khác, M60 sử dụng cơ chế trích khí, sử dụng đạn nạp vào bằng dây, làm mát bằng không khí với một chế độ bắn duy nhất là liên thanh, nòng súng có thể dễ dàng thay đổi.
Đại liên M60 được thiết kế cho bộ binh với tốc độ bắn 600 viên đạn/phút. Súng được đặt lên nhiều loại giá khác nhau để sử dụng trên thiết vận xa và trực thăng. Tuy nhiên, nó có độ chính xác cao khi đặt trên giá 3 chân.
Ngoài đại liên M60, đạn 7,62 x 51 mm M80 còn được Việt Nam trang bị cho súng trường M14 chúng ta thu được sau giải phóng miền Nam. Súng trường M14 là một khẩu súng tự động do Mỹ sản xuất. Nó từng là súng trường tiêu chuẩn của Mỹ từ năm 1959 đến 1970.
M14 được sử dụng cho Lục quân, Thủy quân lục chiến Mỹ. Ngoài ra súng còn được dùng cho huấn luyện, và là súng trường bộ binh tiêu chuẩn cho các nhân viên quân sự của Mỹ trong lãnh thổ Hoa Kỳ, Châu Âu, Nam Triều Tiên cho đến khi nó được thay thế bằng súng trường M16 vào năm 1970.
Hiện nay, M14 vẫn còn trong phục vụ hạn chế trong tất cả các nhánh của quân đội Mỹ. Súng trường M14 cũng được sử dụng như một vũ khí trong các nghi lễ, các đội danh dự, diễn tập quân sự, và đại loại như thế như thế. Đặc biệt, M14 là nền tảng để Mỹ phát triển súng bắn tỉa M21 và M25.
(Theo Đất Việt)
Nga cảnh báo về việc cho Ukraine gia nhập NATO Điện Kremlin hôm qua cảnh báo việc cấp tư cách thành viên NATO cho Ukraine sẽ không giúp tăng cường ổn định và an ninh ở châu Âu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua tuyên bố Ukraine và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bắt đầu thảo luận về...