“NATO cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh”
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức mang tính toàn cầu, để bảo đảm an ninh, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần tăng cường hợp tác với tất cả các nước và tổ chức trên thế giới, đặc biệt là với Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc.
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. (Nguồn: Internet)
Phát biểu ngày 4/7 tại Viện Quan hệ quốc tế Hoàng gia Anh, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã đưa ra tuyên bố trên, đồng thời cho biết NATO sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp trong lĩnh vực an ninh sau khi kết thúc sứ mệnh quân sự tại Afghanistan vào cuối năm 2014. Vì vậy, tổ chức này cần tích lũy kinh nghiệm thực tế và tăng cường hợp tác với tất cả đối tác trên toàn thế giới để sự phối hợp hành động giữa các bên trở nên chặt chẽ hơn trong tương lai.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Rasmussen nhấn mạnh điều này không có nghĩa là NATO có ý định mở rộng vùng ảnh hưởng của tổ chức này tới các khu vực khác trên thế giới, song tổ chức này cần phải đóng một vai trò quy mô toàn cầu.
Tổng Thư ký Rasmussen cũng lên tiếng kêu gọi tiến hành đối thoại tích cực hơn với Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định, đồng thời tái khẳng định NATO không phải là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga và ngược lại.
Ngoài ra, theo ông Rasmussen, hiện có tiềm năng to lớn để hình thành nhóm các quốc gia-đồng minh và đối tác, có khả năng và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau./.
Theo TTXVN
Bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ sẽ đánh Syria?
Thổ Nhĩ Kỳ vừa triệu tập phiên họp khẩn cấp của NATO sau khi khẳng định, việc Syria bắn hạ chiến đấu cơ phản lực của nước này là thách thức trực tiếp đối với an ninh quốc gia.
Là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thổ Nhĩ Kỳ có quyền triệu tập cuộc họp khẩn cấp với sự góp mặt của tất cả các nước thành viên khi an ninh quốc gia bị đe dọa. Ngược lại, NATO thiết lập liên minh phòng thủ; trong đó các nước thành viên phòng thủ chung khi một trong các thành viên bị tấn công từ bên ngoài (Điều 4 trong Hiến chương NATO).
Mấy ngày gần đây, tình hình Syria thu hút nhiều hơn sự quan tâm của thế giới, sau khi tên lửa Syria bắn hạ máy bay chiến đấu F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi chính phủ Syria khẳng định F-4 bị bắn hạ bởi xâm phạm không phận, thì phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, máy bay bị bắn ở không phận quốc tế mà không hề nhận được bất kể cảnh báo nào.
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ viện dẫn Điều 4 trong Hiến chương NATO nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của phương Tây đối với những hành động mà nước này có thể áp dụng nhằm đáp trả vụ bắn hạ máy bay, bao gồm cả các động thái quân sự (có thể có). Đồng thời, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết, họ sẽ phản đối chính thức lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để quốc tế can thiệp vào vụ việc đang gây tranh cãi giữa Ankara và Damascus.
Gần như ngay lập tức, phản ứng mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ nhận được sự ủng hộ của Anh và một số đồng minh châu Âu. Dù chưa có kết luận chính thức nào nhưng Ngoại trưởng Anh William Hague mô tả hành động của Syria là "vô nhận đạo"; đồng thời cảnh báo Syria sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Ngoại trưởng Italy Giulio Terzi thì cho rằng, việc bắn hạ máy bay phản lực "là hành động không thể chấp nhận của chế độ Assad".
Ngoài những phát biểu cứng rắn, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle cho rằng: "Mọi hành động phải được thực hiện để đảm bảo rằng, không có bất kỳ động thái leo thang nào khác ở khu vực vốn đầy ắp căng thẳng". Các bộ trưởng Ngoại giao NATO sẽ có buổi gặp vào ngày hôm nay để thảo luận về vụ việc.
Nếu các nhà lãnh đạo NATO cùng coi việc quân đội Syria bắn hạ F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ là hành động khiêu kích, nó có thể dẫn đến cuộc tấn công tổng lực của NATO nhằm vào chính quyền Assad; bởi hành động đó phù hợp với điều 5, Hiến chương NATO. (Điều 5 quy định rõ, một cuộc tấn công vào bất kể quốc gia nào của khối sẽ đồng nghĩa với tấn công cả liên minh, có thể dẫn đến hành động quân sự của toàn khối).
Trong quá khứ, Mỹ từng sử dụng điều luật này để phát động cuộc chiến tổng lực vào Afghanistan và Iraq sau vụ khủng bố 11/9. Rất có thể, đây sẽ là cái cớ để Mỹ và NATO phát động cuộc chiến chống lại Syria, sau hàng loạt những nỗ lực quốc tế bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Sở dĩ, việc can thiệp quân sự vào Syria chưa được triển khai một phần bởi Nga và Trung Quốc ra mặt phản đối; trong khi phần khác là do Mỹ và phương Tây chưa có lí do thích hợp.
Tuy nhiên, không thể chắc chắn về hành động của các bên lần này bởi chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng nghi ngờ máy bay bị bắn hạ của họ xâm phạm không phận Syria. Trên thực tế, mảnh vỡ của chiếc máy bay được phát hiện trên vùng lãnh hải Syria, biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, chưa ai chứng minh vị trí chính xác mà phi cơ bị bắn hạ. Điều này đồng nghĩa với việc Syria vẫn có thể bị liên minh quân sự lớn nhất hành tinh hợp lực tấn công với lý do đe dọa an ninh toàn khối.
Theo Infonet
Mỹ 'bắt tay' Trung Á, Nga 'lãi nhất' Vũ khí cùng hàng tiếp tế cho quân đội phương Tây tại Afghanistan sẽ đi qua nhiều nước Trung Á từ cuối năm nay; gián tiếp giúp Nga phát triển kinh tế, giảm sự hiện diện của Trung Quốc... Nga mở đường cho Mỹ đi qua Trung Á Mới đây, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tiết lộ thỏa thuận cho phép...