NATO cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Jens Stoltenberg ngày 5/9 khẳng định sẽ duy trì hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, dù không thể đảm bảo chắc chắn về viện trợ quân sự.
Ông Stoltenberg cho rằng cuộc xung đột hiện nay phụ thuộc nhiều vào việc phương Tây có tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine hay không.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố cung cấp thêm cho Ukraine 650 tên lửa Martlet đa năng hạng nhẹ, trị giá hơn 160 triệu bảng Anh (210 triệu USD), nhằm tăng cường khả năng phòng không cho Ukraine. Gói viện trợ mới của Anh được công bố trước thềm cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine – gồm khoảng 50 nước, tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức, dự kiến diễn ra trong ngày 6/9.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey nhấn mạnh nước này sẽ đẩy nhanh việc thực hiện cam kết đối với Ukraine. Dự kiến, lô tên lửa đầu tiên trong gói cam kết sẽ được chuyển tới Kiev vào cuối năm 2024.
Tên lửa Martlets được Tập đoàn công nghiệp quân sự Thales của Pháp sản xuất tại một cơ sở ở Belfast, Bắc Ireland. Tên lửa này có thể phóng từ đất liền, trên không, trên biển và bay từ 6 – 8 km.
Trong số các quốc gia thành viên NATO, Mỹ, Đức, Anh, Pháp hiện là 4 quốc gia cung cấp viện trợ quân sự và tài chính nhiều nhất cho Ukraine.
NATO bất đồng việc hỗ trợ tài chính lâu dài cho Ukraine
Reuters ngày 4/7 đưa tin, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã không đạt đồng thuận trong việc cam kết hỗ trợ tài chính nhiều năm cho Ukraine.
NATO không đạt đồng thuận về cam kết hỗ trợ tài chính nhiều năm cho Ukraine. Ảnh: Reuters
Theo Euronews, trái với mong muốn của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, các nước thành viên chỉ đạt được nhất trí về gói hỗ trợ 40 triệu euro cho Ukraine trong năm 2025 thay vì một cam kết dài hạn.
Một nguồn thạo tin tiết lộ, cam kết dài hạn mà ông Stoltenberg hướng đến còn bao gồm một điều khoản đánh giá lại các khoản đóng góp tại các hội nghị thượng đỉnh NATO trong tương lai, nhằm đáp ứng nhu cầu minh bạch hơn về việc chia sẻ gánh nặng trong liên minh.
Trước đó, hồi tháng 6, các đồng minh đã quyết định rằng NATO sẽ thay Mỹ đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc điều phối nguồn cung cấp vũ khí sang Ukraine để bảo vệ tiến trình này, trong trường hợp ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Trong một diễn biến có liên quan, hôm 3/7 (giờ địa phương), Mỹ đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine. Thông báo được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết nước này sẽ cung cấp sang Ukraine thêm tên lửa phòng không và các loại đạn dược quan trọng.
Cụ thể, một phần của gói viện trợ mới bao gồm đạn pháo, tên lửa đánh chặn và vũ khí chống tăng. Các loại vũ khí này sẽ được lấy từ kho dự trữ của Mỹ và sẽ sớm được vận chuyển cho Ukraine. Phần còn lại trị giá 2,2 tỷ USD bao gồm tên lửa phòng không Patriot và NASAMS thuộc sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine.
Ngoài viện trợ quân sự, Mỹ đã nới lỏng một số hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ. Truyền thông nước này hồi tháng trước đưa tin, Nhà Trắng đang hướng tới việc gỡ bỏ lệnh cấm các nhà thầu Mỹ tới Ukraine, nhằm tạo điều kiện cho việc sửa chữa và bảo trì các hệ thống vũ khí.
NATO nói về cuộc tấn công Kursk; Nga khẳng định mục tiêu giải phóng Donbass Trong khi Tổng thư ký NATO cho rằng Ukraine đạt được kết quả khi tấn công tỉnh Kursk của Liên bang Nga thì Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Kiev không thể ngăn bước tiến của Moskva ở Donbass khi tấn công Kursk. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo tại...