NATO bác yêu cầu gửi cảnh sát và quân đội tới Kosovo
Bộ chỉ huy của lực lượng NATO tại Kosovo (KFOR) đã từ chối yêu cầu của Belgrade về việc đưa một đội cảnh sát và quân đội đến Kosovo.
(Ảnh: Reuters)
Ngày 8/1, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết trên TV Pink, “họ đã viết trong bức thư được soạn thảo cẩn thận gửi chính phủ Serbia mà tôi cũng đã nhận được. Theo đó, không cần thiết phải đưa quân đội trở lại Kosovo và Metohija, đồng thời đề cập đến Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Theo ông, phản ứng này có thể dự đoán được. Trước đó, ông Vucic đã báo cáo về việc chuyển một yêu cầu như vậy. Ngày 1/1, Thủ tướng Kosovo Albin Kurti cũng tuyên bố muốn tăng số lượng binh sĩ NATO “nhằm củng cố hòa bình và an ninh trong toàn bộ khu vực Tây Balkan”.
Ông lưu ý rằng việc tăng số lượng binh sĩ trong lực lượng gìn giữ hòa bình KFOR của NATO sẽ hỗ trợ các nỗ lực phòng thủ.
Khoảng 3.800 binh sĩ của KFOR, lực lượng quốc tế do NATO đứng đầu, được triển khai ở Kosovo, trong đó có khoảng 70 binh sĩ đến từ Đức. Người ta cho rằng 400 quân Đức nữa có thể được gửi đến khu vực.
Video đang HOT
Ngày 28/12, ông Vucic kêu gọi người dân tộc Serb ngừng biểu tình chống lại chính quyền Pristina và dỡ bỏ các chướng ngại vật đã dựng lên. Ông lưu ý rằng Serbia đã nhận được sự đảm bảo từ Mỹ và EU rằng “không người Serbia nào ở Kosovo từng tham gia biểu tình và lập rào chắn sẽ bị quấy rối hoặc giam giữ”.
Theo ông, Serbia cũng nhận được sự đảm bảo từ lực lượng an ninh của chính Kosovo. Họ hứa sẽ không đến phía bắc Kosovo nếu không có sự đồng ý của chỉ huy phái bộ NATO (KFOR) và đại diện của người dân địa phương.
Cùng ngày, ông Vucic cảm ơn Nga vì sự hỗ trợ chính trị của họ trong thời gian tình hình với Kosovo và Metohija trở nên trầm trọng hơn.
Năm 2008, cấu trúc Kosovo Albania ở Pristina tuyên bố độc lập khỏi Serbia. Theo Hiến pháp Serbia, lãnh thổ này của quốc gia không được công nhận là một tỉnh tự trị của Kosovo và Metohija trong nước.
Nga nói Kosovo đang 'đùa với lửa'
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Thủ tướng Kosovo Albin Kurti đang "đùa với lửa, kích động chống người Serb" và đẩy căng thẳng leo thang "gần tiến tới một cuộc xung đột vũ trang".
Chướng ngại vật chắn ngang đường do người thiểu số Serb ở miền bắc Kosovo dựng lên tại thị trấn Zubin Potok ngày 11/12/2022. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo đài RT, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moskva đang được "báo động" trước những căng thẳng gia tăng ở Kosovo, mà Moskva đổ lỗi cho chính quyền theo sắc tộc Albania được các nước phương Tây hậu thuẫn.
Bà Zakharova nói với các phóng viên rằng vào ngày 12/12 rằng các nhà chức trách ở Pristina, thủ phủ Kosovo, đã thực hiện một loạt "hành động khiêu khích" với sự ủng hộ của Mỹ và Liên minh châu Âu, sử dụng "bạo lực có động cơ sắc tộc" để nhắm vào những người Serb còn lại trong vùng lãnh thổ này.
Theo người phát ngôn Zakharova, Thủ tướng Kosovo Albin Kurti đang tìm cách đánh lạc hướng khỏi một chính sách đối nội thất bại bằng cách "đùa với lửa, kích động chống người Serb" và đẩy căng thẳng leo thang "gần đến một cuộc xung đột vũ trang".
Đại diện ngoại giao của Moskva cho rằng chỉ có sự kiên nhẫn của người Serb địa phương và chính phủ ở Belgrade mới ngăn cản tình hình trở thành bạo lực công khai.
"Chúng tôi đoàn kết với sự lãnh đạo của Serbia", bà Zakharova tuyên bố, tán thành quan điểm của Belgrade rằng người Albania ở Kosovo và phương Tây đang "phớt lờ Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các thỏa thuận Brussels và Washington."
Nghị quyết 1244 của Liên Hợp Quốc quy định về sự hiện diện của NATO tại Kosovo sau chiến dịch đánh bom Serbia năm 1999, trong khi thỏa thuận Brussels năm 2013 đề ra quyền tự trị cho người dân tộc Serb còn lại ở Kosovo.
Nghị quyết 1244 quy định rõ ràng về việc chính quyền Serbia được cử lực lượng an ninh vào Kosovo. Bà Zakharova đặc biệt chỉ trích tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock rằng việc Serbia triển khai lực lượng an ninh như vậy là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp Belgrade bảo vệ các lợi ích quốc gia hợp pháp liên quan đến Kosovo dựa trên Nghị quyết 1244, vẫn còn hiệu lực mà không có bất kỳ ngoại lệ nào" - bà Zakharova nói.
Nữ phát ngôn viên này cáo buộc rằng thay vì gây sức ép buộc người dân tộc Albania tuân thủ các thỏa thuận đã ký kết, Mỹ và EU đã "phá hoại trắng trợn" thỏa thuận Brussels, đồng thời ủng hộ hành động bắt nạt và đổ lỗi cho người Serb ở Kosovo.
Tháng trước, Mỹ và Liên minh châu Âu đã thuyết phục được chính quyền Kosovo từ bỏ kế hoạch cấm xe ô tô mang biển số của Serbia. Tuy nhiên, bầu không khí yên bình chỉ kéo dài chưa đầy hai tuần khi cảnh sát Kosovo bắt đầu triển khai lực lượng tại các khu vực có đa số người Serb sinh sống, tiến hành cuộc đột kích vào một trường mẫu giáo và một nhà máy rượu.
Binh lính Ba Lan thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình NATO tại Kosovo. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, theo đài CNN, Thủ tướng Kosovo ngày 11/12 đã kêu gọi binh sĩ gìn giữ hòa bình của NATO can thiệp sau khi người biểu tình thiểu số người Serb chặn đường và các tay súng lạ mặt đã đấu súng với cảnh sát Kosovo vào cuối tuần trước.
Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Pristina của Kosovo ngày 11/12, Thủ tướng Albin Kurti đã yêu cầu KFOR, lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế do NATO lãnh đạo, đảm bảo "quyền tự do đi lại", đồng thời cáo buộc "các băng nhóm tội phạm" chặn các đường phố.
Một nền hòa bình mong manh đã được duy trì ở Kosovo kể từ khi vùng lãnh thổ này tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 sau cuộc chiến 1998-1999. Nga và Serbia không công nhận nền độc lập của Kosovo.
Trong những tuần gần đây, người Serb thiểu số ở phía bắc Kosovo đã phản ứng mạnh trước các động thái của Pristina mà họ coi là chống người Serb.
Kosovo ghi nhận đóng góp của Mỹ trong thỏa thuận với Serbia Các nhà lãnh đạo Kosovo đã ghi nhận đóng góp của Mỹ trong thỏa thuận mới với Serbia, lờ đi sự tham gia của EU trong quá trình này. Đại diện cấp cao EU và chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: Rade Preli Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 25/11, sau khi nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Nghi phạm đâm dao tại Hà Lan là một công dân Ukraine

Lý do Nhật Bản không phô trương dù liên tục chinh phục đỉnh cao khoa học
Có thể bạn quan tâm

Đường Yên vướng tranh cãi khi hóa thân thành tiên tử, fan chê tạo hình "quá dừ"
Sao châu á
12:50:43 30/03/2025
Khu vườn tình yêu: Chồng tự tay trồng 80 loại hoa hồng để cho vợ vui khiến hàng nghìn người ghen tị!
Sáng tạo
12:42:05 30/03/2025
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt
Trắc nghiệm
12:41:22 30/03/2025
Triệu tập 71 thanh niên cầm dao, mã tấu và túyp sắt hỗn chiến trên quốc lộ
Pháp luật
11:12:58 30/03/2025
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
11:12:46 30/03/2025
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
11:07:25 30/03/2025
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
Nhạc việt
11:01:18 30/03/2025
Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid
Sao thể thao
11:00:11 30/03/2025
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai
Sao việt
10:58:34 30/03/2025
Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe
10:16:45 30/03/2025