National Interest: Lối thoát thực sự cho Pháp trong thương vụ Mistral
Tờ National Interest ngày 15/7 đăng tải bài bình luận về lối thoát cho Pháp trong thương vụ bán tàu Mistral bất thành cho Nga.
Theo chuyên gia Robert Farley, tác giả bài viết, Brazil hiện nay là khách hàng thay thế Nga tiềm năng nhất của Pháp. Lựa chọn này rất có tiềm năng và thực tế so với rất nhiều giả thuyết được các chuyên gia và nhà phân tích đưa ra trước đó.
Tàu Mistral. Ảnh RIan.
Trong năm 2009, Pháp đã ký hợp đồng đóng hai tàu trực thăng Mistral cho Nga. Tuy nhiên, Pháp lại không thể thực hiện hợp đồng này do áp lực từ đồng minh Mỹ để trừng phạt Moscow do liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Việc buộc phải hủy hợp đồng với Nga đồng nghĩa với việc Pháp không biết làm gì với hai chiếc tàu đã đóng trị giá hàng tỷ USD. Người Pháp phải đối mặt với hai lựa chọn là tiêu hủy chúng để đỡ tốn tiền neo đậu, bảo trì hoặc sửa chữa và bán chúng cho một đối tác khác.
Nhiều nhà phân tích trước đó đã đưa ra các giải pháp chống lãng phí như Paris có thể bán những chiếc tàu này cho Mỹ, Trung Quốc hoặc Canada.
Tuy nhiên, theo Farley, các lựa chọn trên là không thực tế. Nguyên do là Mỹ không đổ tiền mua một chiếc tàu nước ngoài trong khi họ có thừa khả năng chế tạo ra những chiếc tiên tiến hơn và ngân sách quốc phòng lại đang hạn chế.
Video đang HOT
Thứ hai, Mỹ cũng sẽ không đồng ý cho Paris bán tàu cho đối thủ Trung Quốc như với Nga vì động thái này sẽ chẳng khác gì việc “gửi trứng cho ác”. Người Trung Quốc có thể nhanh chóng biến công nghệ của Pháp thành của mình.
Còn đối với Canada, theo Farley, Ottawa không có ý định đẩy mạnh chi tiêu quân sự và mỗi quyết định mua sắm này đều được xem xét rất chi tiết.
Theo quan điểm của Farley, Paris nên nhắm mục tiêu vào Brazil bởi lúc này, đó là khách hàng thực sự tiềm năng nhất của họ.
Brazil và Pháp có quan hệ đối tác quốc phòng từ lâu đời. Trong năm 1990, Pháp đã bán cho Hải quân Brazil một chiếc tàu Foch mang tên Sao Paulo.
Hiện nay Hải quân Brazil đang thiếu các tàu cỡ lớn. Brazil có một tàu sân bay nhưng đã hơn 50 tuổi. Trong khi đó, ngành công nghiệp đóng tàu của nước này không có kinh nghiệm chế tạo những loại tàu quân sự phức tạp.
Một chiếc tàu tấn công đổ bộ như Mistral có thể giúp Brazil đảm nhận vai trò lãnh đạo độc lập trong mọi tình huống khủng hoảng ở vùng nước ven biển dù là tình huống dân sự hay quân sự, thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.
Hơn nữa, Mistral có thể trở thành một trung tâm chỉ huy để chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động trên biển cho Brazil.
Nếu có được Mistral, Brazil có thể tăng khả năng chiến đấu của quân đội. Ngoài ra, việc bổ sung loại tàu này vào lực lượng Hải quân cũng phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Rõ ràng, Mistral sẽ rất hữu ích đối với Brazil, nhưng trở ngại chính là vấn đề tiền bạc. Tuy nhiên, nếu Paris và Washington thực sự muốn giải quyết vấn đề Mistral và tìm một “đối tác hàng hải hữu ích” ở Nam Mỹ, họ sẽ tìm được giải pháp.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Tướng tham gia Chiến tranh 1979 có thể lên Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương
Triệu Tông Kỳ cũng là một trong số ít các tướng cấp cao của Trung Quốc tham gia cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam.
Triệu Tông Kỳ. Ảnh: SCMP.
South China Morning Post ngày 15/7 đưa tin, một trong 7 Tư lệnh đại quân khu đã tháp tùng ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc thị sát các tỉnh Tây Bắc làm tăng đồn đoán về một cuộc cải tổ bộ máy lãnh đạo quân sự của Trung Nam Hải.
Triệu Tông Kỳ, Trung tướng, Tư lệnh đại quân khu Tế Nam "gần đây" đã tháp tùng Phạm Trường Long đi kiểm tra các đơn vị chủ lực sẵn sàng chiến đấu ở Cam Túc, Tân Cương và Ninh Hạ, tờ Quân Giải phóng Trung Quốc cho biết.
Ông Kỳ năm nay 60 tuổi, là người trẻ nhất trong số 7 Tư lệnh đại quân khu. Triệu Tông Kỳ cũng là một trong số ít các tướng cấp cao của Trung Quốc tham gia cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam. Ông Kỳ được thăng lon Trung tướng năm 2009 ở tuổi 54.
Năm 2012 khi người tiền nhiệm Phạm Trường Long được ông Tập Cận Bình cất nhắc về Bắc Kinh làm Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương thì Triệu Tông Kỳ thay thế chức Tư lệnh đại quân khu Tế Nam. Việc Triệu Tông Kỳ tháp tùng ông Long thị sát Tây Bắc lần này cho thấy khả năng viên tướng này sẽ lên lon Thượng tướng chuẩn bị cho một vị trí cao hơn.
Quân đội Trung Quốc thường thăng lon tướng cho các sĩ quan trước dịp kỷ niệm thành lập, ngày 1/8 hàng năm. Một viên Đại tá Trung Quốc nghỉ hưu giấu tên nói với South China Morning Post: "Phạm Trường Long và một số tướng khác thành viên Quân ủy trung ương có thể phải nghỉ hưu trước đại hội 19 năm 2017 vì độ tuổi quy định tối đa cho vị trí này là 68".
"Là một trong những quan chức quân sự nắm vai trò lớn và đáng tin cậy nhất, cánh tay phải của Tập Cận Bình trong quân đội, Phạm Trường Long cần giúp ông Bình tìm người có năng lực kế nhiệm mình để "phò tá" Tập Cận Bình. Việc một ứng viên đến từ đại quân khu Tế Nam được Phạm Trường Long lựa chọn thay mình là điều rất bình thường. Ông ta biết chọn Tư lệnh đại quân khu Tế Nam sẽ tốt hơn những người khác", Đại tá này bình luận.
Các sĩ quan chỉ huy cấp cao thế hệ "6x" được thăng lon Trung tướng trong 4 năm qua đã được đưa về phụ trách các đại quân khu quan trọng trong 2 năm cũng có hy vọng được lên lon Thượng tướng đợt này, Triệu Tông Kỳ có trong số đó.
Tháp tùng Phạm Trường Long thị sát Tây Bắc lần này ngoài Triệu Tông Kỳ còn có các ông Mã Hiểu Thiên - Tư lệnh Không quân, Vương Quán Trung - Phó Tổng tham mưu trưởng, Lưu Thắng - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị. Phạm Trường Long cũng đã chỉ đạo cuộc tập trận bắn đạn thật Hỏa lực - 2015 tại một căn cứ của đại quân khu Lan Châu ở khu tự trị Hồi Ninh Hạ trong 2 tháng qua.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Tham quan trường đào tạo chỉ huy lính dù Nga Trường Chỉ huy lính dù Ryazan đã mở cửa cho khách vào thăm quan cơ sở vật chất đào tạo sĩ quan ưu tú cho lực lượng đổ bộ đường không Nga. Trên tường khu nhà nghỉ của học viện Trường Chỉ huy lính dù Ryazan được sơn hình ảnh người lính dù cùng khẩu hiệu. Ryazan là nơi "sản sinh" ra các...