Nathan Lee: ‘Hát nhép thì ca sĩ chuyên nghiệp nào cũng từng phải trải qua’
Nam ca sĩ đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề hát nhép gây tranh cãi gần đây.
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao khi trang tin Thông tin Chính phủ thông báo về quyết định bãi bỏ luật cấm nghệ sĩ hát nhép. Cụ thể, theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP: Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn thì từ ngày 1/2/2021, bỏ quy định cấm hát nhép khi biểu diễn nghệ thuật.
Ngay khi thông tin này được lan truyền, đông đảo các nghệ sĩ Vbiz đã có những chia sẻ riêng về câu chuyện này. Mới đây, xuất hiện sau một sự kiện âm nhạc, Nathan Lee cũng đã nêu quan điểm cá nhân về nghị định cho phép ca sĩ được hát nhép từ ngày 1/2/2021. Theo đó, nam ca sĩ cho biết:
‘ Việc hát nhép là điều mà ca sĩ chuyên nghiệp nào cũng từng phải trải qua, trong những chương trình mà điều kiện âm thanh không cho phép hát live, hay khi ca sĩ phải thể hiện những ca khúc mới mà chưa kịp học lời… Cá nhân tôi luôn hát live vì…tôi thích! Làm ca sĩ mà lúc nào cũng chực hát lip thì nên bỏ nghề! Thật ra ai cũng có quyền thỏa mãn đam mê nhưng không phải ai đam mê cũng nên theo đuổi nghệ thuật! Nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ nhìn vào sự hào nhoáng ảo của showbiz, vì danh, vì tiền… mà đâm đầu vào làm ca sĩ, tôi nghĩ tội cho khán giả và là cái tát vào mặt nghệ thuật!’ .
Ngoài ra, Nathan Lee cũng tâm sự về chuyện nghề rằng, anh đã từng gặp nhiều sự cố hy hữu khi hát live, điển hình là việc micro không chạy khi đến phần trình diễn của nam ca sĩ. Cụ thể, trong một chương trình lớn tại Nhà hát Thành Phố, khi phải hát live một ca khúc kinh điển bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp cùng dàn nhạc giao hưởng, micro của nam ca sĩ bất ngờ không hoạt động. Trước tình huống bất ngờ đó, bằng kinh nghiệm đi hát nhiều năm, Nathan Lee đã quyết định bỏ mic, sau đó hát chay toàn bộ với giọng mộc để thể hiện sự tôn trọng đối với khán giả có mặt tại đó.
Nói về kế hoạch trong năm 2021, Nathan Lee cho biết anh mong muốn sẽ sớm được trở lại sân khấu quốc tế để quảng bá cho album tiếng Pháp và nhanh chóng ra mắt được dự án âm nhạc riêng.
Bỏ quy định cấm hát nhép, dàn sao Việt nói gì?
Các ca sĩ, nhạc sĩ bày tỏ quan điểm về việc Chính phủ bãi bỏ việc cấm hát nhép.
Video đang HOT
Ngày 14/12, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Theo văn bản, nghị định có hiệu lực từ 1/2/2021.
So với Nghị định 79/2012/NĐ-CP, Nghị định 144 có nhiều điểm mới, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính. Một trong những điểm mới của Nghị định 144/2020/NĐ-CP là không còn quy định cấm hát nhép.
Việc Chính phủ bỏ quy định cấm hát nhép vấp phải phản đối của một số nhạc sĩ, ca sĩ. Theo họ, quy định này tạo ra môi trường biểu diễn thiếu công bằng và khiến ca sĩ ngày càng lười biếng, dễ dãi với bản thân. Trước vấn đề này, nhiều ca - nhạc sĩ đã bày tỏ quan điểm riêng.
Phương Trinh Jolie
Mới đây, Phương Trinh Jolie vừa phát hành MV mới mang tên "Khi nào anh ghé chơi" với hình ản h nó ng bỏng. Chia sẻ suy nghĩ về việc từ ngày 1/2/2021, các ca sĩ có thể sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của mình, Phương Trinh Jolie bộc bạch rằng: "Thật ra việc dùng bản ghi âm để biểu diễn là điều không mới. Mình phải hiểu là có những tiết mục cần vũ đạo nhiều, lại thêm điều kiện sân khấu không đảm bảo thì các ca sĩ dùng đến phương án bản ghi âm thay vì hát thật. Trinh cho rằng có những trường hợp khó khăn, mình không thể nói trước được".
"Chỉ là, Trinh cho rằng hát thật là thể hiện sự tôn trọng của người ca sĩ đối với khán giả, nên đối với bản thân, Trinh luôn ủng hộ chuyện hát thật. Việc đầu tiên nhắc đến công việc ca sĩ là phải hát tốt, mình nên tự trau dồi, rèn luyện thể lực để luôn có sức khỏe tốt mà trình diễn. Vì trên hết, ca sĩ có tôn trọng khán giả thì khán giả mới yêu thương và ủng hộ mình".
Phan Mạnh Quỳnh
Phan Mạnh Quỳnh cho rằng, việc hát nhép xảy ra khá phổ biến trên truyền hình, ở cả các chương trình truyền hình trực tiếp lẫn game show.
"Để đảm bảo âm thanh ở mức tốt nhất và chất lượng âm nhạc, ban tổ chức cho phép thu chương trình phát sóng. Ở các chương trình truyền hình trực tiếp, nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng hát nhép vì đó là yêu cầu của nhà đài", anh nói.
Theo nhạc sĩ Vợ người ta, trong một số chương trình biểu diễn trên sân khấu, các ca sĩ có tiết mục sử dụng nhiều vũ đạo, họ thường tìm đến hình thức hát đè.
"Đối với một số ca khúc thuộc thể loại dance, nhạc điện tử, các ca sĩ thường để nhạc nền cao nhất khoảng 80% và giọng hát của mình là 20%. Điều này giúp nghệ sĩ kiểm soát tốt nhất phần biểu diễn của mình trên sân khấu. Lâu nay, anh em làm nghề có sự chấp thuận ngầm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, khi điều này được cụ thể hóa thành quy định của Chính phủ thì tôi thấy không hợp lý", Phan Mạnh Quỳnh nhận định.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
Theo Nguyễn Văn Chung, việc bỏ quy định cấm ca sĩ hát nhép không làm phát huy tính sáng tạo của văn nghệ sĩ, mà tạo điều kiện để văn nghệ sĩ thiếu ý thức, sống dễ dãi và lơ là với nghề của mình. Nguyễn Văn Chung cho rằng thực tế, có nhiều ca sĩ hát nhép vẫn được yêu thích, đắt show.
Anh băn khoăn vai trò của người quản lý nghệ thuật: "Nếu hôm nay có thể là "bỏ quy định cấm hát nhép" vì ca sĩ tự ý thức và chịu trách nhiệm trước công chúng, thì ngày mai có thể là "bỏ quy định ăn mặc trang phục lố lăng phản cảm" vì ca sĩ cũng tự ý thức và chịu trách nhiệm trước công chúng.
Nếu những người quản lý nghệ thuật mà lại phó mặc mọi hành vi biểu diễn cho sự tự ý thức của nghệ sĩ và trông đợi vào sự tẩy chay của công chúng thì vai trò của người quản lý nghệ thuật liệu có còn cần thiết hay không?".
Trên Thể thao & văn hóa, Nguyễn Văn Chung bày tỏ thêm rằng cac co quan quan ly đang lẽ phai quan ly chat hon, cấm hat nhep và đua ra nhung quy đinh xu phat. "Một ca si toan dien la vua hat hay vua nhay đep. Neu đa khong hat đuoc thi đung hanh nghe ca si", anh nói.
Văn Mai Hương
Chia sẻ trên Giao thông, Văn Mai Hương cho biết, nhiều năm nay, nghệ sĩ đấu tranh cho sự tử tế của âm nhạc, đặc biệt là nạn hát nhép thì giờ lại bỏ quy định cấm hát nhép.
Văn Mai Hương cho rằng ở khía cạnh tích cực, có thể nghị định mới sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người. Cô nói: "Nếu nghệ sĩ có lòng tự trọng thì phải tự nhìn nhận chuyện này như thế nào, chứ không phải vì không phạt mà vứt bỏ lòng tự trọng để lên sân khấu hát nhép".
Theo Văn Mai Hương, khán giả hiện nay văn minh và hoàn toàn có khả năng nhận ra đâu là hát thật, đâu là hát nhép, nếu chỉ cần nghe, khán giả sẽ tìm giọng ca thực lực còn nếu chỉ cần nhìn và xem trình diễn, khán giả sẽ không quá quan tâm âm nhạc.
Sỹ Luân
Chia sẻ trên Zing, Sỹ Luân cho biết hành vi nghệ sĩ hát nhép trên sân khấu là lừa dối khán giả. "Khán giả bỏ tiền ra để mua vé nhằm xem nghệ sĩ trực tiếp biểu diễn, người thật việc thật. Nếu ca sĩ hát nhép sẽ khiến công chúng thất vọng. Theo quan điểm của tôi, hát nhép trên sân khấu là hành vi rẻ tiền, lừa dối khán giả", nam nhạc sĩ chia sẻ.
Theo Sỹ Luân, ở góc độ người làm nghề, hát nhép tạo ra thói quen không tốt cho các ca sĩ. Dần dần, họ sẽ phụ thuộc vào công nghệ chỉnh giọng, lười hát live, trau dồi giọng hát.
"Là người dạy thanh nhạc nên tôi khắt khe trong việc nghe nhạc. Tôi cảm thấy khó chịu khi nghe các bạn hát bị chênh, phô. Thời đại này, các ca sĩ trẻ được hỗ trợ nhiều về mặt công nghệ nên khi hát live bị hạn chế. Các bạn cần thời gian "chinh chiến", trải nghiệm để hát tốt hơn. Nếu cho phép hát nhép sẽ hạn chế khả năng trau dồi giọng hát của nghệ sĩ", anh nói.
Đêm hòa nhạc HBSO đầy sắc màu đón chào năm mới 2021 Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM (HBSO) sẽ tổ chức đêm hòa nhạc đón chào năm mới 2021 vào 20 giờ ngày 9-1-2021 tại Nhà hát Thành phố. Đây cũng là chương trình cuối cùng trong mùa biểu diễn 2020 của HBSO, một chương trình tươi vui, hân hoan, đầy sắc màu với sự tham gia biểu diễn của cả ba...