Nát dạ với ‘tình cũ’
Có câu ‘tình cũ” luôn làm người ta nát dạ, có lẽ là rất đúng.
Bất chợt đi ngang phòng con trai, tôi nghe cu cậu 15 tuổi nói thì thào qua điện thoại:
- Chết chưa? Vậy tết này ba sẽ ở đâu? Em Na sắm đồ tết chưa? Đừng lo quá… để con coi coi…
Đó là con trai tôi nói chuyện với ba của nó. “Em Na” là em gái cùng cha khác mẹ với con trai tôi. Tôi có cuộc hôn nhân 8 năm với người đàn ông gọi là “chồng cũ”. Bao cay đắng nhọc nhằn cũng đã trải qua, nhưng buồn nỗi, anh không phải là người có ý chí cầu tiến. Ngày có ba bữa cơm với anh là đủ rồi, nên anh vẫn chung thủy với công việc của một bảo vệ cửa hàng điện máy suốt mấy năm trời. Làm theo ca nên thời gian nghỉ cũng nhiều nhưng anh chẳng chịu dùng thời gian đó mà chạy thêm việc, mà cứ nằm nhà xem ti vi.
Tôi đã trưởng thành hơn sau ly hôn. Ảnh minh họa
Tôi được chia hương hỏa một thửa đất 200m cạnh đường lớn nên chạy vạy mãi cũng cất được cái mặt bằng để bán gas và nước suối. Dù là giáo viên nhưng rời bục giảng tôi vẫn ôm từng bình nước đi giao. Khách của tôi quen giờ mở cửa nên chỉ gọi gas, nước vào cuối giờ chiều tới tối. Chồng lại làm ca chiều tới khuya nên buổi sáng hay rảnh. Tôi nhờ anh ở nhà mở cửa hàng, có ai gọi thì giao, tiền bạc sổ sách tôi sẽ lo nhưng anh bảo: “Tuổi trẻ lấy sức khỏe kiếm tiền, về già lấy tiền mua sức khỏe đó em biết không?”. Vậy là để “dưỡng sức” cho thời gian làm việc nên anh cứ ngủ no giấc, dậy ăn sáng, cà phê rồi chờ vợ về nấu bữa trưa thì mới đi làm.
Một mình tôi vất vả với bài toán kinh tế nên âm thầm kế hoạch chả mong sinh nữa. Khi con trai mười tuổi, anh bảo sinh thêm con cho “vui cửa vui nhà”. Tôi không đồng ý thì hai vợ chồng cãi nhau, rồi anh mạnh dạn đưa về một cô gái bụng bầu sáu tháng về, nói rằng đó là người biết yêu thương anh, chịu nghe lời anh để sinh nhiều con cho gia đình hạnh phúc.
Tôi ly hôn. Tài sản phải chia cho anh không nhiều vì tất cả đều căn cứ vào nguồn gốc và sự đóng góp tài chính của hai bên. Anh và cô gái đó ra nhà trọ sống, tôi và con trai vẫn ở nhà cũ, chuyện kinh doanh của tôi khá dần lên.
Năm năm qua anh không liên lạc với tôi về con cái vì ngày ra tòa tôi không yêu cầu cấp dưỡng. Nhưng tôi biết con tôi đã chủ động tìm số điện thoại của cha nó và liên lạc.
Cậu bé lên 10 ngày nào giờ đã 15, học giỏi và biết phụ mẹ việc nhà. Về thể chất con đã lớn hẳn, về tâm tư cũng đã là người bạn của mẹ rồi.
Video đang HOT
Nghe đâu chồng cũ tôi và vợ sau không hạnh phúc. Cuộc sống thiếu thốn trước sau, thêm vào đó là lối sống “tà tà” của anh, mọi thứ càng khó khăn. Cho nên mới có chuyện vào một ngày sắp tết rộn ràng thế này, cô ấy đã bỏ cha con anh mà đi nên mới có cuộc điện thoại với con trai tôi như thế.
Ảnh minh họa
- Mẹ…
Con trai tôi gõ khẽ cửa phòng
- Gì vậy con?
- Ba… ba của con hiện rất khó khăn… tội nghiệp em Na mới năm tuổi mà bị mẹ bỏ… mẹ có thể giúp gì cho họ không? Con tôi ngập ngừng một cách tội nghiệp.
- Vậy con muốn mẹ giúp thế nào?
- Con muốn xin mẹ… ít tiền để mua đồ tết cho em Na và biếu ba ăn tết.
- Được thôi. Quá dễ. Còn gì nữa không con?
- Mẹ à… năm năm nay nhà mình không có ba. Con… con thèm ba… hay là mẹ cho ba về một năm ăn tết với mẹ con mình nha? Vì… vì… ba bị chủ nhà trọ đuổi rồi.
Giọng con tôi chùn xuống đầy cảm thương
- Con trai được voi đòi cả sở thú phải không?
- Em Na đáng thương mà mẹ! Nghe mẹ… nghe…
- Đàn ông con trai không lằng nhằng nha! Mẹ duyệt tiền biếu ba ăn tết và sắm đồ mới cho em Na. Những việc còn lại… để mai tính, nha!
Thật sự tôi cũng không biết “tính” gì. Có câu “tình cũ” luôn làm người ta nát dạ. Huống chi em gái kia thật đáng thương, nó còn quá nhỏ mà vắng mẹ trong mấy ngày xuân sum họp thế này; con trai tôi cũng thèm có ba trong những ngày xuân ấm áp. Nhưng… đón cha con họ về nhà tôi ư? Tình cảnh sao éo le như thế?
Trang Thùy
Theo phunuonline.com.vn
Vợ chồng cãi nhau, đừng giận nhau quá 1 đêm
Hôn nhân là một cuộc hành trình dài và bền bỉ. Nó rất cần chúng ta bước đi trong tâm thế : bình tĩnh, tin yêu và khoan dung cho nhau nhiều hơn lúc mới yêu.
Hôn nhân là sự kết hợp giữa vô vàn những tư tưởng tính cách và các mối quan hệ xã hội khác nhau của hai người và hơn hết không phải lúc nào cả hai cá thể độc lập ấy cũng dễ dàng, thuận buồm xuôi gió nắm chặt bàn tay nhau qua hết giông bão. Cho nên, để duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng chúng tôi đề ra nguyên tắc: Không giận nhau quá 1 đêm. Thực tế cho thấy, qui tắc này tỏ ra khá có hiệu quả.
Giận hờn được xem như một phần thiết yếu làm phong phú không chỉ của tình yêu mà cả trong hôn nhân của đôi lứa yêu nhau. Có nó sẽ làm cho mối quan hệ vợ chồng có cảm giác vẫn còn nồng nàn, vẫn còn hờn ghen, vẫn còn vương vấn như thuở chưa sống chung cùng một mái nhà. Tuy nhiên, cũng như khi gia vị bị nêm quá tay nó sẽ phá hỏng món ăn chính, giận hờn quá đà có thể làm hỏng mối quan hệ mà vợ chồng gầy dựng suốt thời gian qua. cãi nhau giữa vợ chồng là điều khó tránh khỏi, nhưng cãi nhau nên chú ý đến giới hạn, đừng để nó trải qua quá một đêm, nhất thiết phải hòa giải ngay trong ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Nguyên nhân của những cuộc cãi vã thường là những chuyện vụn vặt trong đời sống hằng ngày như: tháng này chồng đưa ít tiền, chồng không giúp việc nhà phụ vợ, không chăm con, đỡ đần công việc gia đình hay vợ hay cằn nhằn những hoạt động của chồng, vợ tiêu pha quá mức trong tháng,... đối với cuộc sống hôn nhân lâu dài thì nó không là gì cả.
Đàn ông khi xung đột phải nên học cách độ lượng một chút. Phải hiểu khi nóng giận người phụ nữ thường không lý trí, bị cảm tình và tức giận lấn át, nên tốt nhất là người chồng nên tránh né đi hoặc "chịu thiệt" một chút, cố vuốt cho vợ mình nguôi giận. Đừng nên "ăn miếng trả miếng" với phụ nữ, hơn nữa cũng đừng "thêm dầu vào lửa" mà hãy rời đi nơi khác, đợi khi "sóng yên bể lặng" thì chủ động làm hoà, thế mới vẹn trong ngoài, "một điều nhịn chín điều lành", hơn nữa nhịn vợ mình thì cũng không xấu mặt nào.
Học cách bình tĩnh: Khi cãi nhau nếu cứ để mặc cho cảm xúc lên ngôi thì không chừng lời nói ra sẽ khiến sau này phải hối hận. Vậy nên, hai vợ chồng nên tự đặt ra nguyên tắc cho mình: Nếu cả hai cùng nóng giận, hãy tạm thời tách xa nhau ra, đợi cho cơn giận lắng xuống hoặc im lặng, im lặng để nhìn nhận lại bản chất vấn đề và lỗi lầm của nhau. Khi bình tâm, ta có thể từ từ suy nghĩ, cân nhắc, đặt mình vào địa vị của người kia, nhớ lại những điểm tốt đẹp của bạn đời, hóa ra chuyện nhỏ nhặt này thật sự không đáng để lời qua tiếng lại, làm tổn thương nhau. Dù thế nào, cũng đừng để cuộc cãi vã qua hết một đêm, hãy để sự oán giận tiêu tan trong ngày hôm đó. Chỉ có như vậy thì hôn nhân mới có thể ổn định vững chắc hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý Hồn Việt cho biết: Về mặt tâm lý, sau mỗi lúc giận hờn, vợ chồng có cơ hội hiểu thêm về nhau, tình yêu cũng có thể sôi nổi, mạnh mẽ hơn. Ở phương diện tích cực, những giận hờn nho nhỏ không gây bất kỳ sự tổn thương nào cho người bạn đời, thì giận hờn sẽ như chút gia vị, giúp đời sống hôn nhân thêm nồng nàn hơn.
Bà cũng nói thêm: Nhưng việc "cường điệu" sự nóng giận hoặc nóng giận thái quá có thể sẽ gây ra những tổn thương không thể chữa lành. Khi quá mệt mỏi với những giận hờn của vợ hoặc chồng thì sự đổ vỡ hôn nhân là điều tất yếu.
Ảnh minh họa: Internet
Một lời nói khi nóng giận được thốt ra có thể khiến người ta sau đó phải ân hận cả đời. Nuôi dưỡng cơn giận, nuôi dưỡng lửa giận trong tâm hồn chính là nuôi dưỡng nọc độc phá hủy chính bản thân mình, làm cho hành vi và lời nói của mình dẫn đến sai quấy. Bí quyết để sống hòa thuận giữa vợ chồng với nhau không phức tạp như bạn tưởng tượng. Chỉ cần đối đãi chân thành với nhau, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cuộc hôn nhân này hơn cảm xúc nhất thời của cá nhân, vậy thì ắt sẽ hạnh phúc dài lâu.
Theo phunuvagiadinh.vn
Chỉ một hành động mà vợ khiến chồng xanh mặt sau khi "mượn" 10 triệu để đưa bồ đi ăn nhà hàng Ai ngờ đâu chưa kịp hí hửng thì vợ anh giật chiếc túi xách lại, bình thản rút ra thêm 5 triệu rồi lên tiếng: "10 triệu chưa đủ để dẫn gái đi ăn đâu, anh cầm thêm tiền mà tiêu cho thoải mái". Quen nhau từ thời tay trắng, cùng lập nghiệp trên thành phố suốt 2 năm liền. Cuối cùng cả...