NASA trả Nga bao nhiêu cho mỗi vé lên vũ trụ
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phải chấp nhận chi trả chi phí khổng lồ để mượn tàu Soyuz của Nga trong các chuyến đi lên trạm vũ trụ và trở về Trái Đất.
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga được dùng để chở phi hành gia NASA lên trạm ISS. Ảnh: NASA.
Sau khi ngừng sử dụng tàu con thoi vào năm 2011, NASA hiện nay phải thuê phi thuyền Soyuz của Nga để đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và trở về Trái Đất với chi phí tăng dần theo thời gian, theo Business Insider.
Trong khi các công ty hàng không của Mỹ như SpaceX và Boeing vẫn đang loay hoay chế tạo, thử nghiệm và chờ chính phủ phê duyệt hai thiết kế tàu vũ trụ mới như Dragon và CST-100 Starliner, Soyuz vẫn là lựa chọn duy nhất của NASA và các tổ chức khác như Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA).
Chi phí tăng theo các năm mà NASA phải trả cho Nga. Ảnh: NASA.
Dù cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã vài lần nâng cấp thiết kế của tàu Soyuz trong các thập kỷ qua, cách bố trí trên tàu hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi ghế phi hành gia mà Roscosmos thu từ các cơ quan vũ trụ nước ngoài đã tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Video đang HOT
Trong báo cáo công bố hôm 1/9, Bộ phận Thanh tra của NASA (OIG) đưa ra bảng so sánh mức phí Roscosmos thu của NASA từ năm 2006 cùng chi phí dự kiến trong tương lai gần. Theo đó, NASA từng phải trả 21,8 triệu USD cho mỗi ghế phi hành gia trên tàu Soyuz vào các năm 2007 và 2008. Ngay sau khi NASA dừng chương trình phóng tàu con thoi, mức phí này gia tăng đáng kể qua các năm.
Các phi hành gia bị nhồi nhét trong không gian chật hẹp trên tàu Soyuz. Ảnh: NASA.
Trong năm 2016, mức phí chuyên chở của tàu Soyuz vào khoảng 70 triệu USD, nhưng đến năm 2018, NASA và các đối tác sẽ phải trả khoảng 81 triệu USD để đưa một phi hành gia lên trạm ISS và trở về Trái Đất bằng tàu Soyuz.
Với giá “vé” 81 triệu USD, các phi hành gia được đảm bảo về độ an toàn, nhưng phải chịu đựng không gian chật hẹp giữa những thiết bị điện tử hàng không và hàng hóa trong thời gian từ 6 đến 48 tiếng của tàu Soyuz.
Mức phí này tăng 372% trong vòng 10 năm và tổng chi chí NASA phải trả cho Roscosmos sau 12 năm là khoảng 3,72 tỷ USD, trong khi mức giá mà NASA chấp nhận chi trả cho mỗi ghế phi hành gia trên tàu vũ trụ của SpaceX và Boeing chỉ là 58 triệu USD.
Theo Vnexpress
NASA thăm dò tiểu hành tinh có thể hủy diệt Trái đất
NASA ngày 8.9 đã phóng tàu vũ trụ OSIRIS-Rex, hướng đến Bennu với mục đích thăm dò tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất, đe dọa sự tồn vong của loài người.
Tên lửa mang tàu thăm dò OSIRIS-REx được phóng lên vũ trụ thành công.
"Tôi cảm thấy hết sức vui mừng, không thể chờ đến lúc nhìn thấy tiểu hành tinh", nhà nghiên cứu Jeffrey Grossman, làm việc trong chương trình OSIRIS-REx nói trên CNN. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về Hệ Mặt trời từ tiểu hành tinh Bennu và đưa mẫu đất đá trở về".
Thoạt tiên, nhiệm vụ thăm dò tiểu hành tinh có khả năng va chạm với Trái đất trông giống như kịch bản trong bộ phim viễn tưởng "Armageddon" năm 1998. Chỉ có điều, sứ mệnh này không có sự góp mặt của các phi hành gia hay tàu con thoi.
OSIRIS-REx sẽ mất một năm bay quanh Mặt trời để lợi dụng lực hấp dẫn, trước khi thay đổi quĩ đạo và chuyển hướng về phía tiểu hành tinh Bennu. Dự kiến, tàu thăm dò sẽ tiếp cận Bennu vào tháng 8.2018 và bắt đầu quá trình chụp ảnh, theo dõi bề mặt tiểu hành tinh và tạo nên bản đồ hoàn chỉnh.
OSIRIS-REx có nhiệm vụ thăm dò tiểu hành tinh Bennu.
Tháng 7.2020, OSIRIS-REx sẽ dùng cánh tay robot dài 3,35 mét, chạm vào bề mặt Bennu trong vòng 5 giây để thu thập mẫu đất đá. Hoạt động được các nhà khoa học NASA gọi là "hút bụi vũ trụ".
NASA hy vọng sẽ thu thập ít nhất 60 gr mẫu bụi, đất đá và nhiều nhất là vào khoảng 2 kg. OSIRIS-REx khởi hành trở về vào tháng 3.2021 và thả mẫu vật thu thập được xuống Trái đất hơn hai năm sau đó.
Tiểu hành tinh có thể hủy diệt Trái đất
Bennu là một tiểu hành tinh được phát hiện năm 1999, đường kính 492m. Giới khoa học đánh giá, khả năng va chạm giữa Bennu và Trái Đất đạt tỷ lệ cao nhất là 1:2.500 trong giai đoạn giữa năm 2175 và 2196. Tỷ lệ này không lớn nhưng NASA muốn cảnh báo tất cả những mối đe dọa tiềm tàng đến Trái đất.
Nếu va chạm với Trái đất, tiểu hành tinh Bennu có thể đe dọa sự tồn vong của loài người.
Viễn cảnh này nếu xảy ra sẽ tạo ra một vụ nổ tương đương 3 tỷ tấn thuốc nổ, gấp 200 lần trái bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sức công phá này đủ khả năng thổi bay hầu hết sự sống trên Trái đất.
Tàu vũ trụ OSIRIS-REx không thể kích nổ tiểu hành tinh Bennu hay cứu Trái đất khỏi các mối đe dọa thiên thạch khác. Nhưng tàu thăm dò NASA sẽ đặt nền tảng cho hoạt động thám hiểm các tiểu hành tinh và vật thể không gian kích thước nhỏ trong Hệ Mặt trời.
Mục tiêu khác là đo lường Hiệu ứng Yarkovsky. Hiện tượng thiên thạch nóng lên do hấp thu ánh sáng mặt trời rồi nguội dần. Quá trình nóng lên rồi nguội khiến các thiên thạch liên tục đổi hướng khi di chuyển.
Hiểu thêm về hiệu ứng này có thể giúp các nhà khoa học dự đoán chính xác hơn mối đe dọa từ các tiểu hành tinh và tìm cách chuyển hướng các thiên thể có nguy cơ va chạm với Trái đất.
Theo Đăng Nguyễn - CNN (Dân Việt)
Người ngoài hành tinh "bức tử" tên lửa Falcon 9 trên bệ phóng? Những người theo đuổi thuyết âm mưu cho rằng có bàn tay của người ngoài hành tinh trong vụ nổ tên lửa Falcon 9 trên bệ phóng. Một vật thể bất thường vụt qua cùng lúc vụ nổ xảy ra. Ảnh: Youtube Thế giới vừa chứng kiến một cảnh tượng rùng rợn khi tên lửa Falcon 9 của Công ty SpaceX (Mỹ) nổ...