NASA tái chế 98% nước thải của các phi hành gia thành nước uống
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đạt được thành tựu mang tính đột phá về kỹ thuật, theo đó tái chế 98% nước thải (mồ hôi và chất bài tiết) của các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) thành nước uống.
Nước uống trên tàu du hành có thể được tái chế từ nước bài tiết của phi hành gia. Ảnh NASA
Trong một thành tựu có thể đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh tương lai đến mặt trăng và xa hơn nữa, NASA tiết lộ Hệ thống Hỗ trợ Kiểm soát Môi trường và Sự sống (ECLSS) của ISS đã tái chế gần như hoàn toàn lượng nước được các phi hành gia mang theo lên trạm, Engadget đưa tin hôm 25.6.
Một phần của ECLSS sử dụng các thiết bị hút ẩm cao cấp, cho phép hấp thu độ ẩm tỏa ra từ hơi thở và mồ hôi của các thành viên trên trạm trong lúc họ thực hiện những nhiệm vụ hằng ngày.
Một hệ thống phụ khác, có tên gọi “Thiết bị tập hợp xử lý chất bài tiết”, thành công thu thập nước tiểu của các phi hành gia nhờ vào sự hỗ trợ của môi trường chưng cất chân không trong điều kiện vi trọng lực.
Theo NASA, quá trình chưng cất giúp thu thập nước và nước bài tiết vẫn còn chứa H 2O. Gần đây, cơ quan Mỹ bắt đầu thử nghiệm thiết bị mới có thể chiết xuất phân tử H 2O còn lại trong nước tiểu. Nhờ vào hệ thống mới, NASA ghi nhận tỷ lệ tái chế nước lên đến 98% trên ISS, tăng so với mức trước đây là 93-94%.
Video đang HOT
“Đây là bước tiến vô cùng quan trọng trong nỗ lực phát triển các hệ thống hỗ trợ sự sống”, Space.com dẫn lời chuyên gia Christopher Brown, thuộc nhóm quản lý các hệ thống này trên ISS. Ông giải thích: “Ví dụ các nhà du hành vũ trụ thu thập được 100 lít nước trên trạm. Họ mất đi 2 lít và 98% số nước còn lại cứ tuần hoàn xoay vòng. Việc duy trì được lượng nước như thế là một thành tựu đáng khích lệ”.
Có người cho rằng quá trình trên buộc các phi hành gia phải uống nước mà họ đã bài tiết. Tuy nhiên, ông Jill Williamson, quản lý chương trình ECLSS của NASA, bác bỏ lập luận này. “Về cơ bản, quá trình trên tương tự như hệ thống phân phối nước trên trái đất, và chỉ khác là được hiện trong điều kiện vi trọng lực. Phi hành đoàn không uống nước tiểu; họ uống nước đã được tái chế, lọc lại và được làm sạch đến mức còn tinh khiết hơn loại nước chúng ta đang uống ở địa cầu”.
Theo ông Williamson, các hệ thống như ECLSS sẽ đóng vai trò then chốt trong các sứ mệnh du hành tương lai của NASA. “Lượng nước và dưỡng khí được đưa lên tàu càng ít, càng có thêm nhiều thiết bị khoa học được mang theo”, ông kết luận.
Sứ mệnh tư nhân đưa các phi hành gia Ả Rập Xê Út lên ISS
Hai phi hành gia đầu tiên của Ả Rập Xê Út cùng tham gia sứ mệnh nghiên cứu trên Trạm không gian quốc tế (ISS).
Tên lửa Falcon 9 đưa các phi hành gia lên ISS. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 22.5 đưa tin sứ mệnh tư nhân thứ 2 từng đưa người lên Trạm không gian quốc tế (ISS) đã cất cánh tại Florida (Mỹ), chở theo 2 phi hành gia Ả Rập Xê Út đầu tiên.
Phi hành gia Rayyanah Barnawi, một nhà nghiên cứu ung thư vú, là người phụ nữ Ả Rập Xê Út đầu tiên du hành vào không gian, tham gia cùng cựu phi công tiêm kích đồng hương Ali Al-Qarni.
Sứ mệnh Axiom 2 (Ax-2) được đưa lên bằng tên lửa Falcon 9 của Hãng SpaceX (Mỹ) từ Trung tâm Không gian Kennedy ở Mũi Canaveral tại bang Florida vào lúc 17 giờ 37 (giờ địa phương).
Tham gia sứ mệnh còn có bà Peggy Whitson, cựu phi hành gia NASA tham gia chuyến bay thứ 4 lên ISS, và ông John Shoffner, doanh nhân đến từ bang Tennessee (Mỹ) tham gia với vai trò phi công.
"Cảm ơn vì đã đặt niềm tin của các bạn vào đội ngũ Falcon 9. Hy vọng các bạn thưởng thức chuyến đi lên không gian. Chúc các bạn có một hành trình tuyệt vời trên tàu Dragon. Chào mừng trở về trạng thái không trọng lực, cô Peggy", kỹ sư trưởng SpaceX Bill Gerstenmaier phát biểu với phi hành đoàn vài phút sau khi phi thuyền xuất phát.
Dự định phi hành đoàn sẽ ở lại ISS trong 10 ngày.
Hình ảnh hai phi hành gia đầu tiên của Ả Rập Xê Út. Ảnh AFP
Trong cuộc họp báo, cô Barnawi (33 tuổi) chia sẻ vinh dự khi là nữ phi hành gia Ả Rập Xê Út đầu tiên bay lên ISS. Bên cạnh nghiên cứu, cô cũng sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình trên trạm không gian này với trẻ em khi trở về.
Đồng hương của cô là phi công tiêm kích Al-Qarni (31 tuổi) chia sẻ rằng anh luôn đam mê khám phá những điều chưa biết và rất ngưỡng mộ bầu trời sao.
Đội ngũ 4 phi hành gia dự định sẽ tiến hành khoảng 20 thí nghiệm trên ISS, trong số đó có thí nghiệm liên quan tình trạng của tế bào gốc trong điều kiện không trọng lực.
Trên ISS, họ sẽ gặp gỡ đội ngũ gồm 3 người Nga, 3 người Mỹ và phi hành gia Sultan al-Neyadi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Đây là sứ mệnh thứ 2 lên ISS với sự phối hợp của NASA và Axiom Space (công ty không gian tư nhân tại Mỹ) cung cấp các chuyến du hành hiếm hoi với chi phí lên đến hàng triệu USD.
Axiom Space tiến hành sứ mệnh tư nhân đầu tiên lên ISS hồi tháng 4.2022, đưa 3 doanh nhân và cựu phi hành gia Michael Lopez-Alegria trải qua 7 ngày trên quỹ đạo trong sứ mệnh Ax-1.
Vấn đề tình dục trên vũ trụ: vì sao nam giới không dám tự sướng? Các phi hành gia cho biết có quy định nghiêm ngặt về chuyện tự sướng, do lo ngại "những chú lính chì" đi lạc có thể khiến nữ phi hành gia mang thai. Các phi hành gia nam được quy định nghiêm ngặt về vấn đề tự sướng, nhằm tránh khiến đồng nghiệp nữ mang thai ngoài ý muốn. Ảnh NASA Trang News.com.au...