NASA phát hiện một luồng tia gamma kỳ lạ trong vũ trụ
Kính viễn vọng không gian Fermi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện ra một luồng tia gamma kỳ lạ trong vũ trụ. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể giúp hé lộ nhiều bí ẩn về phản vật chất, RT đưa tin.
Tia gamma – Ảnh minh họa: Shutterstock
Khi vén được bức màn bí mật về phản vật chất, các nhà khoa học tin rằng chúng sẽ giúp con người giải đáp được câu hỏi hóc búa, rằng vì sao vũ trụ lại tồn tại rất nhiều vật chất thay vì phản vật chất.
Câu hỏi này từ lâu đã khiến giới khoa học phải đau đầu. Họ tin rằng vũ trụ hình thành sau vụ nổ Big Bang. Khi đó, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Phản vật chất là một dạng đối lập với vật chất. Theo lý thuyết thì 2 dạng này tương tác nhau sẽ phát nổ và giải phóng rất nhiều năng lượng.
Thế nhưng, vì nguyên nhân nào đó mà chúng đã không tương tác và phát nổ. Trình độ khoa học của con người hiện vẫn chưa thể giải thích được điều này. Vật chất sau đó lấn át phản vật chất, chúng xuất hiện khắp vũ trụ và từ đó sự sống được hình thành.
Gần đây, giáo sự vật lý học Tanmay Vachaspati ở Đại học Bang Arizona (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra manh mối cho câu hỏi bí ẩn trên. Bằng kính viễn vọng không gian Fermi, họ phát hiện ra một luồng tia gamma xoáy, tức ánh sáng năng lượng cao, và cho rằng nó có nguồn gốc từ khi vũ trụ mới khai sinh, theo RT.
Kính viễn vọng không gian Fermi trên quỹ đạo – Ảnh minh họa, chụp từ màn hình RT
Phân tích tia gamma, họ phát hiện chúng xoáy theo chiều từ phải sang trái. Đây là bằng chứng cho thấy phản vật chất bị vật chất lấn át. Nếu phản vật chất mạnh hơn, các tia này sẽ xoay ngược lại theo chiều từ trái sang phải.
Video đang HOT
Các nhà khoa học kỳ vọng những phát hiện mới cùng với việc tập hợp thêm nhiều dữ liệu mà Fermi thu thập sẽ giúp lần ra được những gì đã giúp vật chất lấn át phản vật chất, từ đó hình thành nên các hành tinh, thiên thể và xuất hiện sự sống.
Kính viễn vọng không gian Fermi được NASA phóng vào năm 2008, với nhiệm vụ thu thập các tia gamma bắt nguồn từ những nơi xa xôi của vũ trụ, kể cả những lỗ đen siêu lớn.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
25 năm kính viễn vọng Hubble và những hình ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ
Đúng ngày này 25 năm trước, kính viễn vọng không gian Hubble được đưa lên vũ trụ và trở thành một "con mắt" giúp thế giới khám phá những bí ẩn về vũ trụ bao la.
Kính viễn vọng không gian Hubble - Ảnh: Reuters
Ngày 24.4.1990, kính viễn vọng không gian Hubble trị giá 2.5 tỉ USD được NASA đưa lên vũ trụ. Hubble được đặt tên theo nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Edwin Hubble.
Kính viễn vọng Hubble bay trong quỹ đạo cách trái đất 547 km và có thể thu được hình ảnh của những vật thể cách trái đất 12 tỉ năm ánh sáng. Trong 25 năm hoạt động trên vũ trụ, kính viễn vọng không gian Hubble giúp con người biết về sự hiện diện của những hố đen vũ trụ, mang về hình ảnh chi tiết của nhiều tinh vân cũng như sự va chạm của các thiên hà.
Hubble cũng giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu sự thay đổi thời tiết trên các hành tinh khác, và phát hiện cả những nguyên tố như Natri trong vùng không gian bao quanh các hành tinh đó, theo hãng tin Aljazeera.
Bên cạnh đó, những dữ liệu mà kính viễn vọng không gian Hubble mang về cũng giúp các nhà khoa học tính toán khoảng cách giữa các vật thể trong không gian.
Suốt 25 năm qua, Hubble đã trở thành "con mắt" hữu dụng của khoa học thiên văn. Reuters dẫn lời ông Charlie Bolden, giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định: "Hubble đã thay đổi cơ bản những hiểu biết của con người về vũ trụ".
NASA hy vọng kính viễn vọng không gian Hubble sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2020 để cùng với "hậu bối" của nó là kính viễn vọng không gian James Webb, dự kiến được đưa lên vào tháng 10.2018, mang về thêm những thông tin quý giá về vũ trụ.
Dưới đây là những hình ảnh tuyệt đẹp được chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble:
Những hình ảnh về vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble - Ảnh: Reuters
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Giới chức Mỹ tranh cãi về dùng tên lửa đẩy của Nga Đại diện Lầu năm góc và Cục khảo sát vũ trụ Mỹ lo ngại nếu không dùng tên lửa đẩy RD-180 của Nga thì trong thời gian tới, việc phóng các vệ tinh vào không gian sẽ gặp nhiều khó khăn. Họ kiến nghị Thượng viện xem xét và cho phép được tiếp tục sử dụng các tên lửa đẩy của Nga phục...