NASA muốn mua tài nguyên Mặt trăng
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 10-9 đã công bố sáng kiến trả tiền cho các công ty khai thác khoáng sản trên Mặt trăng.
Hình ảnh chụp miệng núi lửa trên Mặt trăng năm 1969. Ảnh: theatlantic
Cụ thể, NASA đề nghị mua số lượng khoáng sản giới hạn và yêu cầu các công ty đưa ra những đề xuất. Theo hợp đồng, công ty khai khoáng trên Mặt trăng sẽ thu thập đất đá để bán lại cho NASA nhưng không phải mang về Trái đất. Phía công ty chỉ cần gửi hình ảnh và dữ liệu cho NASA và nếu hài lòng, cơ quan này cam kết mua 50-500gr vật liệu với giá từ 15.000-25.000USD. Cuối cùng, NASA sẽ thu gom và đưa chúng về Trái đất. NASA hy vọng có được mẫu đất đá trước năm 2024, cột mốc đánh dấu 55 năm sau khi con người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969. Không chỉ đất đá, cơ quan này cũng sẽ mua thêm nhiều loại vật liệu khác chẳng hạn như lớp băng được cho có thể tồn tại ở cực Nam Mặt trăng. Người đứng đầu NASA Jim Bridenstine khẳng định kế hoạch mới sẽ không vi phạm Hiệp ước Không gian năm 1967 mà Mỹ tham gia. Hiệp ước này không cho phép tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với những thực thể ngoài không gian.
Nỗ lực trên nằm trong mục tiêu của NASA là “bật đèn xanh” cho hoạt động khai thác khoáng sản tư nhân trên Mặt trăng theo hướng có thể giúp ích cho những sứ mệnh phi hành gia trong tương lai. Bởi vậy tháng 5 vừa rồi, Washington được cho ấp ủ một hiệp ước quốc tế mới về khai thác khoáng sản trên Mặt trăng, mang tên “Thỏa thuận Artemis”. Văn kiện này sẽ cho phép các công ty có thể sở hữu tài nguyên khai thác được trên “vệ tinh tự nhiên duy nhất” của Trái đất. ây là yếu tố rất quan trọng để các nhà thầu NASA xử lý băng thành nhiên liệu vận hành rốc-két hoặc khai thác khoáng sản để xây dựng những bãi đáp phi thuyền.
Với Chương trình Artemis, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hướng tới mục tiêu đưa nữ phi hành gia đầu tiên và đồng nghiệp nam lên thăm “chị Hằng” vào năm 2024. Apollo-17, thực hiện vào năm 1972, đánh dấu chuyến bay cuối cùng trong sứ mệnh đổ bộ Mặt trăng của Mỹ. Giờ đây, NASA coi sứ mệnh Artemis là “bàn đạp” để thực hiện chuyến du hành có người đầu tiên đến sao Hỏa. Mặt khác, NASA cũng đang hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) trong dự án đưa các mẫu đất đá từ “Hành tinh đỏ” về Trái đất.
Video đang HOT
Thật ra, cũng có một số nước bao gồm Luxembourg tuyên bố rằng các công ty có thể sở hữu tài nguyên khai thác được từ vũ trụ. Nhưng Trung Quốc và Nga lên tiếng chỉ trích ý tưởng sử dụng các nguồn tài nguyên này. Khi NASA công bố ý tưởng “Thỏa thuận Artemis”, Dimitry Rogozin – Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) – đã ví chính sách này giống như “cuộc xâm chiếm Iraq” của Mỹ.
Trung Quốc mời gọi tham gia ILRS
Trong khi đó, Bắc Kinh đã vạch ra tầm nhìn phát triển Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế (ILRS) và đang kêu gọi các đối tác tham gia. Dự án ILRS, tọa lạc tại vùng cực Nam của Mặt trăng, sẽ được xây dựng thông qua các sứ mệnh Hằng Nga của Trung Quốc trong thập niên 2020. ến đầu thập niên 2030, dự án sẽ được mở rộng với các sứ mệnh sử dụng robot lâu dài và có thể cả sứ mệnh có người trong ngắn hạn. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2036-2045 là sự hiện diện lâu dài của con người tại cực Nam Mặt trăng.
Tháng rồi, ông Rogozin nói rằng Trung Quốc và Nga đã nhất trí có thể sẽ cùng xây dựng một trạm nghiên cứu Mặt trăng. Ngoài ra, ESA cũng đã có những cuộc thảo luận với Trung Quốc về dự án ILRS.
Sự sống trên Trái đất bắt đầu từ đâu?
85 triệu năm trước là khoảng thời gian được các nhà khoa học ước tính liên quan đến việc sự sống trên Trái đất hình thành sau khi bị thiên thạch bắn phá.
Trái đất được "tắm" trong 110 triệu tỷ mảnh vụn, gấp 60 lần so với khối đá vũ trụ đã quét sạch khủng long trên hành tinh của chúng ta.
Phát hiện này dựa trên sự phân tích khoảng 60 hố rộng ít nhất gần 20 km trên Mặt trăng. Những hố này đã được tạo ra bởi một tiểu hành tinh có đường kính lên tới 100km vỡ tan bắn phá tới tấp cả Trái đất và Mặt trăng. Nó có thể đã mang phốt pho được cho là khởi nguồn của sự sống.
Thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của giáo sư Kentaro Terada, Đại học Osaka, đã sử dụng hình ảnh từ camera địa hình trên tàu thăm dò quỹ đạo Mặt trăng Kaguya của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, một lớp mỏng của nguyên tố đất hiếm iridium đã được phát hiện trên toàn thế giới trong các loại đá có niên đại 66 triệu năm. Đây là bằng chứng về tiểu hành tinh rộng gần 10km đã đâm vào Vịnh Mexico gần thị trấn Chicxulub. Nó là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt trong kỷ Phấn trắng.
Giáo sư Terada cho biết: "Các miệng hố va chạm trên Trái đất được tạo ra trước 600 triệu năm trước đã bị xóa sổ do xói mòn, núi lửa và các quá trình địa chất khác. Vì vậy, để tìm hiểu về các thiên thạch cổ đại, nhóm của ông đã điều tra Mặt trăng nơi không có thời tiết hoặc xói mòn do không có bầu khí quyển".
Giáo sư Terada và các đồng nghiệp đã phát hiện ra 8 trong số 59 miệng núi lửa trên Mặt trăng mà họ xem xét được hình thành đồng thời, bao gồm cả hố Copernicus.
Dựa trên kết quả xác định niên đại bằng vật liệu bị đẩy ra từ hố Copernicus và thông tin thu được từ các hạt thủy tinh được thu thập trong các nhiệm vụ Apollo, giáo sư Terada nói rằng Mặt trăng trải qua một trận mưa thiên thạch khoảng 800 triệu năm trước. Khi một trận mưa thiên thạch diễn ra trên Mặt trăng, một sự kiện tương tự đã xảy ra trên Trái đất.
Dựa trên xác suất va chạm, các thiên thạch có tổng khối lượng gấp khoảng 30 đến 60 lần một vụ va chạm Chicxulub đã va chạm với Trái đất.
Mặc dù không có nhiều trên Trái đất như carbon, hydro hay ôxy, phốt pho là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta. Một trận mưa thiên thạch có thể đã mang một lượng phốt pho lớn đến Trái đất, ảnh hưởng đến môi trường bề mặt trên mặt đất. Nó giúp hình thành xương sống của chuỗi nucleotide dài tạo nên DNA. Phốt pho cũng rất quan trọng đối với màng tế bào và phân tử mang năng lượng tế bào ATP.
Hiểu về sự bắn phá của thiên thạch đối với Trái đất là một vấn đề có cả lợi ích khoa học và tầm quan trọng thực tế vì các tác động có thể gây nguy hiểm cho Trái đất.
"Trình tự thời gian của miệng núi lửa Mặt trăng cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về lực lượng bên ngoài từ các tiểu hành tinh có thể đã thúc đẩy hệ sinh thái hướng tới các sinh vật lớn hơn và ngày càng phức tạp sau 800 triệu năm trước", giáo sư Terada nhấn mạnh.
Triết gia Hy Lạp cổ đại bị tử hình vì quá hiểu về Mặt Trăng Vào khoảng 2.500 năm trước, triết gia Hy Lạp Anaxagoras sống và thực hiện các nghiên cứu thiên văn, vũ trụ tại Athens. Trong số các lĩnh vực ông say mê nghiên cứu có Mặt trăng và gây chú ý khi đưa ra quan điểm Mặt trăng là một khối đá. Triết gia Hy Lạp Anaxagoras là một trong những vật nổi tiếng...