NASA: Mặt trăng của Sao Mộc có thể phát triển sự sống
Vệ tinh này có lớp băng dày hơn 150km, và một đại dương sâu tới 100km.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua (12/3) xác nhận, dưới bề mặt đóng băng của vệ tinh Ganymede quay quanh Sao Mộc, có đại dương mở ra hy vọng về việc phát triển cuộc sống trên hành tinh này.
Vệ tinh Ganymede (ảnh: NASA)
Qua kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học NASA đã xác định đại dương sâu 100km, sâu gấp 10 lần so với các đại dương trên trái đất, đang nằm dưới lớp băng dày hơn 150km trên bề mặt vệ tinh Ganymede.
Phát hiện này đã vén bức màn bí ẩn về Ganymede, vốn là vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc hay còn được gọi là mặt trăng của Sao Mộc.
Trước đó, tàu thăm dò Galileo của NASA, hiện đã ngừng hoạt động, đã đưa về những dấu vết của đại đương trên Ganymede trong quá trình tham dò Sao Mộc và vệ tinh này từ năm 1995 đến 2003.
Video đang HOT
Giống với Trái đất, Ganymede có có lõi sắt nóng chảy. Bề mặt Ganymede có thành phần chủ yếu từ đá silicate và băng đá. Là một vệ tinh của Sao Mộc, song vòng quay của nó ngắn hơn so với các vệ tinh khác.
Các nhà khoa học NASA đã sử dụng các model máy tính để phân tích và phát hiện ra một đại dương với lớp muối và tĩnh điện bên dưới bề mặt Ganymede giúp vệ tinh này chống lại sức hút của Sao Mộc.
Các nhà khoa học cũng nhiều lần làm việc 7 tiếng liên tục bên kính viễn vọng không gian có tia cực tím Hubble để quan sát và phân tích dữ liệu vào các thời điểm bình minh của Ganymede./.
Hoàng Lê Theo Reuters
Theo_VOV
Thực hư bức ảnh "bóng người" trên Sao Hỏa gây xôn xao
- Bức ảnh "bóng người" trên Sao Hỏa mà NASA công bố mới đây đã khiến dư luận Mỹ xôn xao.
Theo tin tức trên Daily Mail, từ lâu các nhà khoa học đã muốn tìm hiểu về việc liệu sự sống có thực sự tồn tại trên Sao Hỏa hay không.
Những bức ảnh mới đây mà robot Curiosity Rover của cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại trên Hành tinh Đỏ có thể giúp củng cố giả thiết rằng, loài người không đơn độc trong vũ trụ này.
Bức ảnh "bóng người" trên Sao Hỏa mà NASA mới công bố gây xôn xao. (Ảnh NASA)
Trong ảnh, người ta thấy một khoảng đen có hình dạng giống một người đang sửa chữa một thiết bị gì đó trên bề mặt sao Hỏa. Đặc biệt, "người này" không hề đội mũ bảo hiểm. Nó giống bóng của một nam giới với mái tóc ngắn, mặc trang phục bảo hộ và đeo bình dưỡng khí ở lưng.
Ngay sau khi bức ảnh được công bố, nó đã trở thành chủ đề gây xôn xao trong dư luận Mỹ.
Bức ảnh này được công bố ngay sau khi Gary McKinnon, một hacker máy tính, được cho là đã xâm nhập vào các tài liệu Chính phủ Mỹ và đã phát hiện ra các tài liệu cho thấy sự tồn tại của "sinh vật ngoài địa cầu".
Robot Curiosity Rover được thiết kế với nhiệm vụ khám phá sự sống trên Sao Hỏa. (Ảnh NASA)
Trong khi đó, một số người khác tin rằng, bức ảnh này không phải chụp trên Sao Hỏa và robot Curiosity Rover đã trở về Trái Đất để người ta sửa chữa, bảo dưỡng nó. Số khác lại nghĩ bóng người trên mặt đất chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Nigel Watson, tác giả của ấn phẩm Nghiên cứu UFO cho biết: "Bức hình đã thực sự thu hút sự chú ý của nhiều người, tuy nhiên, trí tưởng tượng của họ có lẽ đi quá xa. Đây có thể chỉ là một bóng đen từ những vật thể đơn thuần có trên bề mặt sao Hỏa".
Được biết, robot Curiosity được thiết kế nhằm phục vụ cho việc khám phá Sao Hỏa trong thời gian dài để xác định môi trường trên đó có khả năng hỗ trợ sự sống hay không.
THIÊN BÌNH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hồ lớn trên mặt trăng sao Thổ Sau khi giám định chứng cứ mới do tàu Cassini của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) truyền về, các nhà khoa học cho biết nhiều khả năng có sự tồn tại của "đại dương" nước bên dưới bề mặt Enceladus, một trong những mặt trăng của sao Thổ. Hình ảnh cho thấy các cụm hơi băng phun ra ở...