NASA kết nối Internet giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
NASA sẽ kết nối Internet giữa các hành tinh, cho phép việc truyền tài thông tin trên vũ trụ diễn ra nhanh hơn và không bị gián đoạn như trước đây.
Trong tháng này, NASA đã tiến một bước quan trọng tới việc tạo ra một hệ thống Internet cho hệ mặt trời bằng cách thiết lập hoạt động mạng lưới mới trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Mạng lưới với tên gọi Chống Gián Đoạn (Delay / Disruption Tolerant Networking – DTN) sẽ giúp tự động hóa, biên tập dữ liệu cho trạm không gian và giúp mở rộng băng thông nhằm truyền tải dữ liệu nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Nó sẽ được bổ sung vào hệ thống TReK (Telescience Resource Kit) của Trạm vũ trụ không gian ISS. TreK là hệ thống phần mềm ứng dụng cho phép người dùng gửi và nhận thông tin từ một cơ sở dưới mặt đất đến điểm chuyển giao tín hiệu ISS ở khoảng cách 400 km so với Trái Đất.
DTN sẽ giúp kết nối internet giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ảnh NASA.
Video đang HOT
Ở Trái Đất, thông tin trên Internet được lan truyền từ điểm này đến điểm khác thông qua một loạt giao điểm, hay còn gọi là các nút truyền tải thông tin. Yêu cầu đặt ra với các nút này là chúng luôn phải sẵn sàng và chắc chắn trong quá trình truyền tải dữ liệu.
Tuy nhiên trong không gian, các nút truyền tải này thường không cố định do sự chuyển động liên tục của các vệ tinh và hành tinh.
Sau khi được kiểm tra và phát triển trong hơn một thập kỷ, hệ thống mới này sẽ cho phép dữ liệu di chuyển theo những bước nhảy ngắn giữa các nút có thể là vệ tinh hoặc trạm chuyển tiếp.
DTN sẽ lưu lại dữ liệu và chỉ gửi đi khi một điểm có thể thiết lập liên kết an toàn với điểm kế tiếp. Chính vì thế các gói dữ liệu không bị mất đi, lỗi phát sinh cũng được giảm thiểu.
Phương pháp truyền thông tin mới hứa hẹn có thể áp dụng trên Trái Đất, ở những nơi liên kết truyền tin có thể không ổn định, chẳng hạn tại hiện trường một thảm họa.
NASA đã làm việc chặt chẽ với một trong những cha đẻ của Internet để phát triển DTN, như Tiến sĩ Vinton G. Cerf, phó chủ tịch và giám đốc của Google.
“Kinh nghiệm của chúng tôi với DTN trên trạm không gian sẽ ứng dụng nhiều trên Trái Đất, đặc biệt là với truyền thông di động, ở những nơi có kết nối thất thường và thiếu liên tục”, tiến sĩ Vinton cho biết trong một thông cáo báo chí. “Trong một số trường hợp, vấn đề đặt ra chính là năng lượng pin. Các thiết bị sẽ phải hoãn liên lạc thông tin lại cho đến khi nạp đủ pin”.
Để đảm bảo việc áp dụng rộng rãi DTN, NASA đã làm việc với các trung tâm như Internet Research Task Force Internet (IRTF), Uỷ ban tư vấn hệ thống dữ liệu không gian The Consultative Committee for Space Data Systems (CCSDS). Các trạm không gian được thử nghiệm ban đầu sẽ là Interplanetary Overlay Network (ION) và IRTF’s DTN2.
Đại Việt
Theo Zing
Cáp quang được bảo trì, Internet VN trở lại bình thường
Tuyến cáp quang biển AAG chính thức hoạt động trở lại sau 6 ngày tạm ngưng để bảo trì. Kết nối từ Việt Nam đi quốc tế trở lại bình thường.
Đúng với dự kiến trước đó của ban điều hành tuyến cáp quang biển AAG, phân đoạn của hệ thống này ở Việt Nam đã được bảo trì xong. Việc hàn nối cáp đã xong từ sáng 27/6, nhưng đến 28/6 mới hoàn tất việc cấu hình nguồn và phục vụ trở lại.
Việc bảo trì cáp quang biển AAG đã hoàn tất. Ảnh: SMC.
Ngày 18/6, một nhà mạng trong nước cho biết tuyến cáp quang biển AAG dừng hoạt động trong 6 ngày để bảo trì. Đơn vị bảo trì cáp AAG tiến hành cấu hình lại hệ thống nguồn và hàn cáp quang phân đoạn nối giữa Việt Nam đi các hướng Mỹ và Hong Kong.
Trong những ngày qua, các nhà mạng trong nước đã chuyển hướng truy cập quốc tế sang các tuyến cáp quang dự phòng. Tuy nhiên, việc truy cập các dịch vụ quốc tế như Google, Facebook vẫn khá chậm. Nhiều người dùng đối phó với tình trạng này bằng cách dùng VPN, hoặc thiết lập máy chủ ảo để chuyển hướng truy cập ra nước ngoài, tránh đi qua phân đoạn đang bảo trì.
Đây là lần thứ hai trong năm nay tuyến cáp AAG bảo trì. Lần gần nhất vào ngày 4/3 đến 6/3.
AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế. Đến nay, hơn 60% Internet quốc tế của Việt Nam đều đi qua AAG. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp quang AAG cũng rẽ nhánh vào Philippines, Brunei, Malaysia...
Duy Tín
Theo Zing
Những thiết bị kết nối Internet kỳ cục Internet vạn vật (IoT) đang là từ khóa của năm 2016, nhưng có những sản phẩm hài hước khiến nhiều người tranh cãi là trang bị kết nối Wi-Fi cho chúng có thực sự cần thiết hay không. Công ty Enevo nghĩ ra ý tưởng tích hợp cảm biến vào trong thùng rác với nhiệm vụ gửi thông báo khi nào thùng đầy...