NASA hé lộ siêu tên lửa của sứ mạng Mặt trăng, cao hơn tượng Nữ thần Tự do
Siêu tên lửa sẽ đưa phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng vào năm 2024 vừa xuất hiện với kích thước khổng lồ, cao tới 110 mét và nặng gần 4 tấn.
Mô-đun lõi của Hệ thống Phóng Vũ trụ (SLS-màu vàng) được đặt giữa hai tên lửa đẩy. Ảnh: NASA
Theo trang Insider, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố những hình ảnh mới của siêu tên lửa có tên Hệ thống Phóng Vũ trụ (SLS) vừa được lắp ráp. Đây là phương tiện phóng mạnh mẽ nhất của cơ quan này kể từ thập niên 1960.
Siêu tên lửa SLS được lắp đặt xong vào ngày 11/6 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ. Đây là tên lửa SLS đầu tiên, nằm trong một loại tên lửa mới được thiết kế phục vụ sứ mạng đưa phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng, và xa hơn nữa là tới Sao Hoả.
NASA đã đặt mục tiêu phóng thử siêu tên lửa SLS vào tháng 11/2021, bước đầu tiên trong một loạt sứ mạng hướng tới mục tiêu quay trở lại Mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1972.
Trong bức ảnh được NASA công bố, mô-đun lõi của tên lửa dài cao tới 65 mét, được đặt giữa hai tên lửa đẩy nhỏ hơn.
Phiên bản đầu tiên của siêu tên lửa SLS được gọi là Block 1. Sau khi được lắp ráp, tên lửa sẽ nặng gần 4 tấn, cao 110 mét, tức là cao hơn cả tượng Nữ thần Tự do (93 mét).
Video đang HOT
Bệ phóng mạnh mẽ có khả năng mang trên 27,2 tấn lên quỹ đạo. Năng lực đó có nghĩa nó đủ mạnh để mang theo phi thuyền Orion, dự kiến là nơi đưa các phi hành gia vào vũ trụ trong những sứ mạng tương lai.
Trước khi được lắp ráp đầy đủ, phía trên đỉnh của mô-đun lõi tên lửa SLS cần được lắp một bộ chuyển đổi và khoang vũ trụ được hạ thấp xuống, đặt lên tên lửa.
Đây là lần đầu tiên phần lõi và hai tên lửa đẩy được ghép với nhau kể từ khi dự án SLS được công bố nă 2011. Ảnh: NASA
SLS sẽ được phóng lần đầu tiên vào tháng 11 năm nay, đưa phi thuyền Orion lên quỹ đạo quanh Mặt trăng trong một sứ mạng không người lái.
Việc lắp ráp mô-đun lõi vào tên lửa đẩy đánh dấu kết thúc của giai đoạn thứ hai của quá trình lắp ráp tên lửa.
NASA đặt mục tiêu phóng siêu tên lửa SLS trong chuyến bay đầu tiên diễn ra sớm nhất là vào tháng 10/2021. Đây là sứ mạng đầu tiên trong ba nhiệm vụ mà NASA đã lên kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng. Nếu sứ mạng này thành công, thế giới sẽ chứng kiến người da màu đầu tiên và người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2024.
Vụ phóng đầu tiên của tên lửa SLS trong năm nay sẽ không có người lái vì nó nhằm mục đích kiểm tra khả năng của tên lửa trong việc đưa khoang vũ trụ Mặt trăng và quay trở lại Trái đất.
Phi hành gia của NASA Christina Koch (trái) chụp ảnh cùng Kỹ sư chuyến bay thám hiểm 61, Jessica Meir vào ngày 12/10/2019. Ảnh: NASA
Hai tên lửa đẩy của Hệ thống Phóng Không gian – NASA, trong ảnh chụp sau khi hoàn thành lắp ráp. Ảnh: NASA
Các tên lửa đẩy nằm ở hai bên mô-đun lõi của tên lửa SLS, có thể tạo ra lực đẩy 3,6 triệu pound chỉ trong hai phút để nâng tên lửa vào không gian. Bản thân mô-đun lõi cũng có động cơ mạnh mẽ, tạo ra lực đẩy khoảng 2 triệu pound.
Sau lần thử đầu tiên thất bại, động cơ của các mô-đun lõi đã được phóng thành công trong khoảng 8 phút vào ngày 18/5 vừa qua, mở đường cho việc lắp ráp tên lửa.
Các động cơ sẽ cung cấp năng lượng để đưa tàu vũ trụ Orion di chuyển với tốc độ 24.500 dặm (39.200km)/giờ, vận tốc cần thiết để đưa nó đến Mặt trăng.
Hình ảnh hệ thống SLS nhìn từ trên xuống. NASA cũng dự định sử dụng bệ phóng SLS để lên Sao Hỏa.
Tên lửa SLS hiện đại tương đương với bệ phóng Saturn V, được sử dụng trong các sứ mệnh Apollo. Nhưng do Mặt trăng ở xa Trái đất hơn gấp 1.000 lần, nên ta cần một bệ phóng mạnh hơn.
NASA có tham vọng lớn đối với tên lửa SLS. Nó được thiết kế để linh hoạt và thích ứng, và có thể được sử dụng để phục vụ các sứ mạng lên sao Hỏa, sao Thổ hoặc sao Mộc.
Phiên bản tiếp theo của tên lửa, Block 2, sẽ được thiết kế để mang trọng tải hơn 101.400 pound (46.000kg). Theo NASA, nó sẽ là “con ngựa thồ” giúp vận chuyển hàng hóa lên Mặt trăng, Sao Hỏa và các điểm đến không gian xa xôi khác.
Thế giới thở phào, tên lửa Trung Quốc đã rơi xuống biển
Trung Quốc và các tổ chức quan sát không gian xác nhận tên lửa đẩy Trường Chinh 5B đã rơi xuống Ấn Độ Dương vào sáng 9.5.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B trong vụ phóng hôm 29.4 . ảnh AFP
Văn phòng Kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc sáng 9.5 thông báo mảnh lớn của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B đã quay trở lại bầu khí quyển vào lúc 10 giờ 24 (9 giờ 24, giờ Việt Nam). Tọa độ cho thấy mảnh vỡ rơi tại vùng biển gần Maldives ở Ấn Độ Dương.
Cơ quan này cho biết thêm rằng hầu hết các bộ phận của tên lửa đã vỡ ra và phị thiêu rụi khi đi vào bầu khí quyển, theo AFP.
Tổ chức Space-Track chuyên sử dụng dữ liệu quân sự Mỹ để theo dõi không gian cũng xác nhận thông tin trên. "Mọi người theo dõi Trường Chinh 5B tái đi vào bầu khí quyển có thể thư giãn. Quả tên lửa đã rơi", Space-Track viết trên Twitter.
Ngày 29.4, Trung Quốc phóng thành công mô đun chính đầu tiên của trạm không gian mới lên quỹ đạo. Kể từ đó, tên lửa đẩy Trường Chinh 5B bắt đầu xoay tít trên quỹ đạo mất kiểm soát quanh địa cầu.
Do tên lửa có chiều dài 30 m, bề ngang 5 m, trọng lượng 21 tấn nên một số phần vẫn còn nguyên sau giai đoạn điđi vào bầu khí quyển và rơi xuống đất.
Dù các nhà quan sát trấn an rằng xác suất phần còn lại của tên lửa rơi xuống biển rất cao, vẫn chưa loại trừ nguy cơ nó sẽ lao xuống khu vực dân cư. Giới chức Trung Quốc trấn an rằng có rất ít nguy cơ mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống khu dân cư.
Trong khi đó, tên lửa trên chỉ là 1 trong 11 vụ phóng mà Trung Quốc cần thực hiện để đưa toàn bộ mô đun của trạm không gian mới lên quỹ đạo, có nghĩa là nguy cơ rác tên lửa Trung Quốc rơi trúng vẫn còn treo lơ lửng trên đầu các công dân địa cầu trong thời gian tới.
NASA thử nghiệm động cơ tên lửa đưa người lên Mặt Trăng Ngày 16/1, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành thử nghiệm các động cơ tên lửa của Hệ thống Phóng Không gian (SLS) được sử dụng trong sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng. Vụ thử nghiệm động cơ tên lửa của Hệ thống Phóng Không gian (SLS) tại Trung tâm Vũ trụ Stennis ở bang Mississippi, Mỹ...