NASA ghi lại cảnh tượng hố đen xé toạc một ngôi sao
Hôm 26/9 các nhà khoa học đã ghi lại toàn bộ cảnh tượng hố đen xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao bởi lực hấp dẫn không ngừng của hố đen khổng lồ.
Phát hiện này có được nhờ vào kính viễn vọng săn tìm hành tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Hình ảnh lỗ đen. Ảnh: Express.co.uk.
Các nhà khoa học cho biết, đây là một sự kiện hiếm gặp trong không gian. Ngôi sao này cách trái đất 375 triệu năm ánh sáng và có kích thức tương đương với mặt trời. Trường hợp này được gọi tên là “sự gián đoạn thủy triều”, khi một ngôi sao đến quá gần hố đen và chịu tác động của lực hấp dẫn mạnh.
Nhà khoa học Knicole Colon của NASA nói: “Đây chắc chắn là một thời điểm thú vị cho những người nghiên cứu về hố đen. Còn rất nhiều điều để tìm hiểu và, bạn biết đấy, trong trường hợp, sự gián đoạn thủy triều xảy ra khi một hố đen nuốt chửng một ngôi sao, điều đó chỉ xảy ra một lần trong mỗi 10.000 đến 100.000 năm ở thiên hà có kích thước như Dải Ngân hà của chúng ta. Cơ hội này tương đối hiếm gặp nên chúng ta cần phải nghiên cứu hiện tượng này bằng tất cả những công cụ có sẵn của chúng ta”.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho biết, thông qua hình ảnh thu được, họ sẽ nắm được quy luật cũng nhưng hành vi của hố đen vũ trụ bí ẩn. Hiện sự gián đoạn thủy triều vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Giới thiên văn học không rõ tại sao hố đen trong lúc “nuốt” ngôi sao lại phun ra quá nhiều tia cực tím nhưng lại quá ít tia X./.
Vũ Anh Tuấn/VOV1 biên dịch
Theo Reuters
Tìm kiếm những tín hiệu lạ từ các ngoại hành tinh xa xôi
Một nhóm các nhà thiên văn học đang tìm kiếm những tín hiệu lạ từ các ngoại hành tinh xa xôi, hay còn gọi là "kỹ thuật tín hiệu" bởi vì chúng có thể chỉ ra sự tồn tại của các nền văn minh thông minh ở những nơi khác trong vũ trụ.
Thuật ngữ "technosignature" (kỹ thuật tín hiệu) là một từ tương đối mới, lần đầu tiên được đặt ra vào năm 2007 bởi nhà thiên văn học Jill Tarter, lúc đó là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu SETI.
Các nhà khoa học hiện đang phát triển nhiều loại công nghệ khác nhau để tìm các nền văn mình ngoài Trái đất.
Nhưng ngay cả trước khi thuật ngữ này ra đời, các nhà thiên văn học đã tìm kiếm các "technosignature", phổ biến nhất là truyền dẫn vô tuyến. Thực tế, điều đó thường có nghĩa là tìm kiếm thứ gì đó kỳ lạ, sự bất thường trong dữ liệu có thể chỉ ra sự hiện diện của thứ gì đó không tự nhiên, giống như một hành tinh quá sáng.
Trong lịch sử, những tìm kiếm đó đã không được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, bây giờ, các nhà khoa học nói rằng họ có thể có một nỗ lực thực sự trong việc tìm kiếm các tín hiệu như vậy miễn là họ tìm kiếm đúng thứ ở đúng nơi.
Những kỹ thuật như vậy sẽ trông như thế nào? Chẳng hạn, khi quét các ngoại hành tinh ở xa, các dị thường dữ liệu như khí quyển bất thường có thể là đầu mối của "kỹ thuật sống phức tạp trong môi trường của nó", Joseph Lazio, nhà thiên văn học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA, nói.
Một kỹ thuật khác là vấn đề chớp tắt cực nhanh của một ngôi sao. "Nếu bạn nhìn thấy một ngôi sao, hãy nói, chớp và tắt nhanh hơn một phần triệu giây, đó rõ ràng không phải là một hiện tượng tự nhiên. Nó không thực sự quá khó khăn, chúng tôi có thể làm điều đó ngay hôm nay trên băng ghế trong phòng thí nghiệm. Con người đã tạo ra các tia laser, ví dụ, giải phóng các photon hàng nghìn tỷ lần một giây", Joseph Lazio nói. Hơn nữa, hầu như bất kỳ nền văn minh tiên tiến hợp lý nào cũng có thể tạo ra một điều kì lạ như vậy.
Sóng vô tuyến truyền qua không gian ở một tần số nhất định cũng có thể là đầu mối của các nền văn minh ngoài hành tinh thông minh. Các nguồn tự nhiên thường không tạo ra sóng vô tuyến trong phạm vi tần số rất hẹp.
Tìm kiếm sự sống trong vũ trụ trong lịch sử đã tập trung vào việc tìm kiếm các yếu tố sinh học, hoặc tín hiệu sinh học, chẳng hạn như oxy bị bỏ lại khi các sinh vật sống thở. Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để phát hiện sinh trắc học.
Tương tự, có một số nhóm kỹ thuật khác như ô nhiễm khí quyển; siêu cấu trúc phản xạ, hấp thụ hoặc chặn ánh sáng từ ngôi sao chủ của hành tinh; các tín hiệu "tự phát sáng" như chiếu sáng nhân tạo, liên lạc vô tuyến hoặc laser và nhiệt thải, đó là "kết quả không thể tránh khỏi của bất kỳ loại hoạt động nào", bà Einide Berdyugina, giám đốc Viện Vật lý Mặt trời Kiepenheuer tại Freiburg, Đức, cho biết.
Ngoài ra còn có các chương trình khác đang tìm kiếm tín hiệu ánh sáng, chẳng hạn như sáng kiến 10 năm từ Tìm kiếm Trí thông minh ngoài Trái đất (SETI). Đội ngũ các nhà nghiên cứu đang khảo sát hàng ngàn ngôi sao.
Khôi Nguyên
Theo Fox News
6 thiên hà "trầm lặng" bỗng thành những chuẩn tinh sáng nhất vũ trụ Các nhà thiên văn học phát hiện ra 1 hiện tượng bí ẩn khi 6 thiên hà "trầm lặng" thành những chuẩn tinh sáng nhất vũ trụ chỉ trong vài tháng ngắn ngủi. So với vòng đời ngắn ngủi của con người, chúng ta thường nghĩ rằng những sự kiện có quy mô thuộc thiên hà như thế này xảy ra vô cùng...