NASA đầu tư công nghệ xây nhà trên mặt trăng
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch xây nhà trên mặt trăng trong tương lai bằng công nghệ in ba chiều tối tân.
Ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học hàng đầu của NASA đang tập trung phát triển công nghệ xây nhà ngoài không gian, giúp các phi hành gia sống và làm việc trên hành tinh khác. Song song với sứ mệnh đưa tàu vũ trụ có người lái tới sao Hỏa, NASA đang hướng tới một công nghệ xây dựng độc đáo, chưa từng xuất hiện trên địa cầu. Ảnh: Rex.
Một trong những phương pháp triển vọng nhất là công nghệ in ba chiều (3D), cho phép các nhà khoa học xây nhà trên mặt trăng bằng cách bấm nút từ khoảng cách hàng trăm ngàn km. Với công nghệ đó, người ta sẽ đưa những máy in 3D lên mặt trăng hoặc hành tinh khác. Robot sẽ làm việc theo những mệnh lệnh mà con người lập trình sẵn để tạo ra nơi sống và làm việc cho các phi hành gia từ vật liệu trên chính hành tinh đó. Ảnh: Rex.
Hiện tại, NASA đang đầu tư kinh phí để trường đại học South California phát triển công nghệ in 3D mang tên Đường viền Phác thảo. Các nhà nghiên cứu cho biết, Đường viền Phác thảo cho phép hệ thống máy móc do máy tính điều khiển xây nhà trong vòng 24 giờ. Ảnh: Rex.
Video đang HOT
Nguyên liệu của hệ thống này là bê tông hoặc đất trên mặt trăng. Vòi phun di chuyển linh hoạt trên giá treo, cho phép máy tạo ra những công trình đúng thiết kế. Theo lý thuyết, cấu tạo địa chất mặt trăng có thể đáp ứng 90% các vật liệu cần thiết trong quá trình xây dựng. Ảnh: Rex.
Giáo sư Behrokh Khoshnevis, một nhà nghiên cứu của đại học South California, tuyên bố phương pháp xây dựng Đường viền Phác thảo có thể tạo ra một ngôi nhà hoàn chỉnh với mọi phụ kiện cần thiết. Công nghệ này cũng có khả năng tạo ra những bức tường cong và mái vòm. Chúng sẽ sở hữu cả 2 yếu tố “đẹp” và “độc”. Ảnh: Rex.
Cũng theo giáo sư Khoshnevis, ngoài khả năng ứng dụng trên hành tinh khác, Đường viền Phác thảo sẽ rất hữu ích tại những vùng thảm họa hoặc khu nhà ổ chuột, những nơi cần xây nhà ở trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra những công trình phức tạp và sang trọng theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Rex.
Theo Zing
Nhóm chiến hạm hộ tống không thể bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh
Sau khi hải quân Trung Quốc lần đầu tiên công bố các bức ảnh về nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh khi chúng nghênh ngang ở Biển Đông trên đường về cảng nhà ở Thanh Đảo, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo rằng các tàu hộ tống không thể bảo vệ Liêu Ninh.
Tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống trên Biển Đông.
Các bức ảnh được hải quân Trung Quốc công bố cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang di chuyển cùng vài chiến hạm, các tàu ngầm, và máy bay quân sự đang tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập. Hải quân không tiết lộ ảnh chụp khi nào và ở đâu.
Theo một tuyên bố của hải quân được đưa ra ngày 1/1, tàu sân bay Liêu Ninh đã tiến hành các cuộc thử nghiệm và huấn luyện trong 37 ngày tại Biển Đông và trở về căn cứ hải quân tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
"Trong sứ mệnh, Liêu Ninh đã tiến hành hơn 100 cuộc huấn luyện và diễn tập. Các cuộc diễn tập để thử nghiệm sức chịu đựng của kết cấu tàu, chạy với tốc độ cao ở vùng nước sâu, khả năng di chuyển cũng như độ tin cậy vũ khí và thiết bị", tuyên bố viết.
Các bức ảnh cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đã định hình.
Liêu Ninh đã rời Thanh Đảo hôm 26/11 và thả neo tại một cảng hải quân tại Tam Á trên đảo Hải Nam 3 ngày sau đó. Đến ngày 5/12, Liêu Ninh bắt đầu sứ mệnh huấn luyện.
2 tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và 2 tàu hộ vệ hiện đại Yên Đài, Duy Phường đã tham gia sức mệnh. Chúng đã hộ tống Liêu Ninh từ Thanh Đảo đi Tam Á. Việc sử dụng 4 tàu này khiến các nhà quan sát quân sự đoán rằng nhóm tàu sân bay của hải quân đã định hình, với Liêu Ninh là nòng cốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong quân đội Trung Quốc tin rằng 4 tàu trên không đủ mạnh để bảo vệ Liêu Ninh.
Li Li, một giáo sư tại Đại học quốc phòng quốc gia của quân đội Trung Quốc, nói các tàu khu trục của Trung Quốc nhỏ hơn về kích cỡ so với các tàu của nước ngoài, và do đó không có khả năng mang các vũ khí lớn.
Bà Li nói, hải quân Trung Quốc phải mua sắm và triển khai các tàu khu trục lớn hơn, khoảng 10.000 tấn.
Ngoài việc huấn luyện đội hình, quân đội Trung Quốc cũng đang huấn luyện các phi công cho máy bay chiến đấu J-15 hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh, Wang Ya'nan, phó tổng biên tập tạp chí Tri thức Hàng không vũ trụ, cho hay.
"Các phi công phải vượt qua hàng loạt cuộc huấn luyện kỹ càng trước khi thành thạo trong việc cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay. Khoa huấn luyện này thường mất ít nhất 2 năm", ông Wang nói.
Ông Wang còn cho biết thêm rằng việc thiếu kinh nghiệm có thể kéo dài thời gian huấn luyện cần thiết để các phi công Trung Quốc có thể phục vụ trên các tàu sân bay.
An Bình
Theo Dantri
Phi hành gia ISS ra ngoài trong đêm Giáng sinh Hai phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) Rick Mastracchio và Michael Hopkins đã mạo hiểm ra ngoài không gian sửa chữa hệ thống làm mát của Trạm Không gian Quốc tế (ISS) ngay trong đêm Lễ Giáng sinh 24-12. Đây là lần ra ngoài thứ nhì của các phi hành gia ISS trong 4 ngày qua...