NASA công bố chiến lược khí hậu
Ngày 29/3, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố chiến lược khí hậu để tăng cường các nỗ lực trong toàn cơ quan này nhằm đối phó với các thách thức khí hậu.
Biểu tượng NASA tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến lược này lần đầu tiên đánh giá danh mục liên quan khí hậu trong tất cả các đơn vị trực thuộc NASA, mở rộng ra ngoài khuôn khổ thăm dò vũ trụ và khám phá khoa học trước đây của cơ quan này.
Chiến lược đưa ra 4 ưu tiên chính để hỗ trợ việc tích hợp vấn đề khí hậu vào các nhiệm vụ của NASA, bao gồm: đổi mới, cung cấp thông tin, truyền cảm hứng và hợp tác. Ưu tiên về đổi mới dựa kinh nghiệm trên 60 năm nghiên cứu Trái Đất của NASA, không chỉ từ không gian mà từ cả trên không, những đo đạc trực tiếp và hoạt động thực địa.
Thông báo mới từ NASA nêu rõ với các nhiệm vụ mới triển khai trong năm 2023 nhằm quan sát tình trạng ô nhiễm không khí (TEMPO), nguồn nước trên Trái Đất để giúp cải thiện các mô hình khí hậu (SWOT) hay mức độ gia tăng cường độ bão (TROPICS), những chương trình do NASA triển khai để quan sát Trái Đất đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Chuyên gia Kate Calvin, cố vấn cấp cao về khí hậu của NASA, cho biết: “Chiến lược này giúp kết hợp những hiểu biết về khí hậu của NASA, cũng như trong các dự án mà cơ quan này thực hiện với các đối tác để phục vụ cộng đồng tốt hơn”.
Cũng trong ngày 29/3, NASA thông báo đang phối hợp với Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing để thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với tàu vũ trụ Starliner chở theo phi hành đoàn vào tháng 7 tới. Giám đốc Chương trình Phi hành đoàn thương mại của NASA, Steve Stich, cho biết cơ quan này sẽ phóng thử nghiệm tàu vũ trụ Starliner với phi hành đoàn sớm nhất là vào ngày 21/7.
Dự kiến trong chuyến bay thử nghiệm, tàu vũ trụ Starliner sẽ được phóng bằng tên lửa Atlas V của United Launch Alliance (liên doanh giữa “hai ông lớn” trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ là Lockhees Martin và Boeing) từ Trạm Vũ trụ Cape Canaveral thuộc bang Florida, phía Đông Nam nước Mỹ.
Theo NASA, tàu sẽ chở 2 phi hành gia của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams tới Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) nhằm kiểm chứng năng lực toàn diện của hệ thống Starliner. Dự kiến, 2 phi công trên sẽ ở 8 ngày trên trạm ISS. Nếu chuyến bay thử nghiệm với phi hành đoàn thành công, NASA sẽ bắt đầu quy trình cuối cùng để chứng nhận tàu vũ trụ Starliner và các hệ thống phục vụ cho các chuyến bay vận chuyển phi hành gia tới trạm ISS.
Đến nay, tàu vũ trụ Starliner đã thực hiện 2 chuyến bay không có phi hành đoàn. Trước đó, Boeing đã hy vọng thực hiện chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên của Starliner vào năm 2022 nhưng đã phải trì hoãn một vài lần.
Tên lửa H3 của Nhật Bản gặp thất bại ngoài vũ trụ
Hôm 7/3, tên lửa đẩy hạng trung H3 của Nhật Bản đã gặp thất bại trong chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ do động cơ giai đoạn 2 không bắt lửa như kế hoạch, giáng một đòn vào nỗ lực cắt giảm chi phí tiếp cận không gian và cạnh tranh với SpaceX của Nhật Bản.
Tên lửa H3 mang theo một vệ tinh quan sát mặt đất cất cánh từ bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima trên đảo Tanegashima, tỉnh Kagoshima, tây nam Nhật Bản ngày 7/3/2023. Ảnh: Kyodo
Theo Reuters, tên lửa H3 cao 57m là mẫu tên lửa đẩy hạng trung mới đầu tiên của Nhật Bản trong vòng 3 thập kỷ vừa qua. H3 cũng mang theo ALOS-3, một vệ tinh quan sát mặt đất quản lý thảm họa cùng với một cảm biến hồng ngoại đang trong quá trình thử nghiệm được thiết kế để phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Chủ tịch JAXA Hiroshi Yamakawa cho biết, tên lửa H3 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận không gian của Nhật Bản và đảm bảo quốc gia có khả năng cạnh tranh. Được trang bị động cơ mới đơn giản hơn, chi phí thấp hơn bao gồm các bộ phận được in 3D, H3 được thiết kế để nâng các vệ tinh thương mại và của chính phủ lên quỹ đạo Trái đất, giúp vận chuyển nguồn cung cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Trong buổi phát sóng trực tiếp của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tên lửa này đã thành công cất cánh mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào từ cảng không gian Tanegashima hôm 7/3.
Tuy nhiên khi chính thức tiến vào không gian, động cơ giai đoạn 2 của tên lửa H3 lại gặp sự cố và không thể đánh lửa theo đúng kế hoạch. Các nhà khoa học và quan chức giám sát sứ mệnh này sau đó đã buộc phải phá hủy phương tiện theo cách thủ công sau chỉ 14 phút bay. Các mảnh vỡ của tên lửa được cho là rơi xuống vùng biển phía đông Philippines sau đó.
Trong tuyên bố của mình, JAXA cũng đưa ra lời giải thích rằng tên lửa được đánh giá là không thể hoàn thành nhiệm vụ và do đó đã nhận được lệnh phá hủy. Nhà chế tạo tên lửa H3 Mitsubishi Heavy Industries Ltd (MHI) cũng cho biết đang xác nhận tình hình với JAXA và chưa có bình luận ngay lập tức.
Sứ mệnh lần này là nỗ lực thất bại thứ 2 của JAXA sau vụ phóng tên lửa bị trục trặc hồi tháng 2 trước đó. Để điều tra về thất bại "vô cùng đáng tiếc" này, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Keiko Nagaoka cho biết chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm riêng biệt.
Đưa ra nhận định về sự thất bại của tên lửa H3, giáo sư Hirotaka Watanabe chuyên về chính sách vũ trụ tại Đại học Osaka cho biết nó sẽ có "tác động nghiêm trọng đến chính sách vũ trụ, kinh doanh vũ trụ và khả năng cạnh tranh công nghệ trong tương lai của Nhật Bản".
Vốn ước tính của MHI cho biết chi phí mỗi lần phóng của H3 sẽ chỉ bằng một nửa so với người tiền nhiệm của nó là tên lửa H-II, từ đó giúp hãng này gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường phóng toàn cầu ngày càng bị chi phối bởi tên lửa Falcon 9 có thể tái sử dụng của SpaceX. Trong một báo cáo được công bố vào tháng 9, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã đưa ra chi phí cho một lần phóng Falcon 9 lên quỹ đạo thấp của Trái đất là 2.600 USD/kg.
Bán đảo Triều Tiên: Bình Nhưỡng tuyên bố phát triển mới, Mỹ-Hàn Quốc hành động thể hiện sức mạnh Ngày 6/3, Triều Tiên thông báo đang phát triển một loại động cơ có lực đẩy tên lửa cao, trong khi Mỹ-Hàn Quốc tổ chức một cuộc tập trận không quân chung. KCNA đăng tải hình ảnh cho thấy Triều Tiên bắn một phương tiện mang mẫu vệ tinh tại cơ sở phóng tên lửa Tongchang-ri vào ngày 18/12/2022. Phó giám đốc Cơ...